Phần lớn các Doanh nghiệp Việt Nam đang rơi vào “Bẫy Tư Duy” trong chiến lược phát triển, gặp phải “nhiều vấn đề” trong việc “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng hệ thống khách hàng” khiến Doanh nghiệp “tốn nhiều chi phí đầu tư” nhưng “hiệu quả chưa cao”.
Vậy:
Làm sao giữ được nhân tài và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng?
Làm sao để mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng với chi phí tối giản?
Làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp?
Cuốn sách này được phân tích, nhận định dưới một góc nhìn đa chiều “toàn vẹn” dự theo “Học thuyết Tâm Thái” và các “công trình nghiên cứu phát triển doanh nghiệp” nổi tiếng trên thế giới, đã được triển khai ứng dụng thành công trong nhiều năm qua. Cuốn sách mang đến những “giải pháp vô cùng đặc biệt”, “giá trị” và “hữu ích” cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực và mở rộng hệ thống khách hàng “trở thành một khối thống nhất, gắn kết, cộng hưởng và phát triển lớn mạnh”.
Trích đoạn sách:
Con người có là “tài sản đặc biệt” của doanh nghiệp?
Con người trong tổ chức chính là “tài sản đặc biệt giá trị” quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Con người được coi là nguồn lực “nội sinh” chi phối quá trình phát triển kinh tế xã hội và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong những năm qua, quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế cùng sự năng động của nó đã giúp các nhà lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của nguồn lực con người đối với sự phát triển bền vững của tổ chức, họ đã chú trọng hơn tới việc tạo lập môi trường làm việc thuận lợi, phát huy tối đa năng lực cho nhân sự và tạo sức hút giữ được nhân tài.
Tuy nhiên, quan điểm “nguồn nhân lực là tài sản của tổ chức” thực chất đã được thiết lập từ cuối thế kỷ 20 với tư tưởng cho rằng con người là “cỗ máy chủ đạo” tạo ra “sự thịnh vượng” cho hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp.
Bản chất của quan điểm này là coi trọng sự đóng góp, cống hiến và những giá trị nguồn nhân lực tạo ra và mang lại những phần thưởng mà họ xứng đáng được hưởng.
Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng, tạo nên sự tiến bộ, năng động của nền kinh tế. Sản xuất hiện đại, nguồn lực mạnh mẽ, nhưng chủ thể quan trọng nhất quyết định sự thành công bền vững và trường tồn của tổ chức vẫn là nguồn lực con người với tất cả năng lực trí tuệ, sự hiểu biết, sự sáng tạo, khả năng thích nghi và những phẩm chất lao động phù hợp với sản xuất hiện đại. Trên bình diện quốc gia, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta cũng luôn coi “con người” là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng và là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới, “phát triển toàn diện con người Việt Nam” là mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của Đảng. Đại hội XI của Đảng cũng xác định xây dựng con người Việt Nam “phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật”. Kế đến Đại hội XII, vấn đề “phát triển con người toàn diện” được đặt thành trung tâm của chiến lược phát triển đất nước, là xây dựng “con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa”. Với quan điểm coi nguồn lực con người là vốn quý và quan trọng nhất, Đảng ta luôn xác định việc xây dựng và phát triển toàn diện con người là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhiệm vụ nâng tầm quốc gia. Do đó, nguồn lực con người luôn là “tài sản đặc biệt giá trị” quyết định vận mệnh phát triển của mọi tổ chức trong mọi thời kỳ.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, vị thế và năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam có đủ tầm sánh ngang cùng các nước
năm châu hay không là phụ thuộc phần lớn vào năng lực phát triển bền vững của hệ thống các doanh nghiệp Việt. Trong bất kì tổ chức nào, đội ngũ nguồn nhân lực có tài năng là chủ thể chính đảm bảo sự sáng tạo, văn hóa làm việc của tổ chức, tạo ra doanh thu, lợi nhuận và quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp và ngược lại. Do đó, không nguồn lực nào khác ngoài yếu tố con người mới là “nguyên khí” quyết định sự thành công bền vững của mỗi doanh nghiệp. So với các nguồn lực khác của tổ chức, nguồn lực con người khác biệt ở chỗ nếu được học tập, rèn luyện liên tục thì trí tuệ của họ sẽ không ngừng được nâng cao và phát triển vô hạn.
Đánh giá & bình luận