Bản đồ các nước trên thế giới chính là hình ảnh thu nhỏ một cách tương đối bề mặt Trái đất trên một mặt phẳng dựa trên một phép chiếu xác định. Nội dung của bản đồ miêu tả không gian, địa điểm, hiển thị các con số và hệ thống ký hiệu đã được quy ước chung cho toàn thế giới.
Từ bản đồ cho thấy, hiện nay toàn thế giới có 254 nước nhưng trong đó có 193 quốc gia và vùng lãnh thổ được công nhận và là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Thế giới có 6 châu lục với các đặc điểm địa lý khác nhau, bao gồm 5 châu, 4 biển đại dương. Và Việt Nam là một quốc gia thuộc châu Á nằm trong khu vực Đông Nam Á và là một trong sáu quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung – Ấn trải qua lãnh thổ các quốc gia Việt Nam, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và bán đảo Malaysia).
1. Châu Á: là châu lục có dân số và diện tích lớn nhất trong các châu lục thế giới, bao gồm 49 quốc gia và vùng lãnh thổ, nằm ở Bắc và Đông bán cầu, tiếp giáp với 3 châu lục và 2 đại dương, kéo dài từ vùng cực Bắc tới xích đạo. Địa hình châu Á nhìn chung đa dạng và rất phức tạp trong đó đồi núi và cao nguyên chiếm 75% diện tích, 25% còn lại là đồng bằng. Do đặc điểm địa hình nên khí hậu ở đây rất đa dạng, bao gồm khí hậu xích đạo, ôn đới và nhiệt đới.
2. Châu Âu: dân số khoảng 741 triệu người (chiếm 10,6% dân số thế giới) và diện tích 10.180 triệu km², bao gồm 51 quốc gia. Đây là lục địa nhỏ thứ 2 thế giới, nằm trong đại lục Âu – Á, có 3 mặt giáp biển và đại dương (Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và biển Đen). Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, 2/3 diện tích là đồng bằng, bờ biển bị cắt xẻ mạnh hình thành nhiều vịnh, đảo. Do đó, châu Âu có khí hậu ôn đới, một phần nhỏ ở phía Bắc vòng cực có khí hậu hàn đới.
3. Châu Mỹ: là châu lục có diện tích lớn thứ 2 và số dân chiếm 14% dân số thế giới, gồm 34 quốc gia độc lập cùng 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với vị trí địa lý nằm ở Tây bán cầu bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ, giữa 2 đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Châu Mỹ trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Địa hình đa phần là đồi núi và cao nguyên còn ở giữa là những đồng bằng rộng lớn nên khí hậu nơi đây rất đa dạng, gồm nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
4. Châu Phi: là châu lục có dân số đứng thứ 2 và diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái đất, gồm 54 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phần lớn diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên khí hậu nơi đây nóng quanh năm. Nhìn chung địa hình châu Phi tương đối cao, được bao bọc bởi đại dương và biển; bờ biển ít bị chia cắt nên ít đảo và vịnh. Khí hậu châu Phi khô và nóng nhất thế giới do ảnh hưởng của vành đai nhiệt đới.
5. Châu Đại Dương: là một châu lục trải trên Đông Bán cầu và Tây Bán cầu, có dân số khoảng 42,6 triệu người (chiếm 0,55% dân số thế giới), diện tích nhỏ nhất với khoảng 8,5 triệu km2 và cách xa với các châu lục khác. Địa hình ở đây phần lớn là đồng bằng, cao nguyên và đồi núi chỉ chiếm 5% tổng diện tích lục địa.
6. Châu Nam cực là một châu lục xa nhất nằm ở phía Nam, tại một vị trí rất đặc biệt, có vĩ độ bằng -900 trên Trái đất. Đây là điểm chính nam của hai điểm nơi mà trục quay của trái đất giao với bề mặt của nó. Độ cao của châu Nam Cực so với mặt nước biển là 2.800m. Diện tích 14 triệu km². Đại bộ phận diện tích nơi đây nằm trong phạm vi đường vòng cực Nam. Khí hậu lạnh giá quanh năm, chủ yếu là băng giá các các loài động vật đặc thù sinh sống.
Ngoài 6 châu lục trên, 70,8% bề mặt còn lại của Trái Đất được bao phủ bởi nước, chia làm 5 đại dương tương ứng với tổng diện tích là 361.132.000 km2.
- Quy cách sản phẩm:
+ Kích thước: 79 x 119 cm
+ Tỷ lệ: 1/35.000.000
+ Ngôn ngữ: tiếng Anh
+ Năm xuất bản: 2020
Đánh giá & bình luận