Đại Nam Dật Sử Và Sử Ta So Với Sử Tàu
“Dật sử” có nghĩa là bộ sử bị thất tán nhiều hay bộ sử ghi lại những sự việc không đầy đủ, đã không mấy người biết rõ. Theo tác giả thì Đại Nam dật sử là “lấy sách chữ Nho, dịch ra đây, phần nhiều chưa ai chép ra quốc ngữ”, không so sánh sử ta sử Tàu, không tra xét tên người tên đất, chỉ chép cho thành truyện, để hiến độc giả một ít tài liệu mà xưa nay chưa ai chép đủ”. Ta biết rằng thời bấy giờ các bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mụ chưa có các bản dịch tiếng Việt. Mục đích của tác giả là dùng những nguồn tài liệu đó, viết lại thành một bộ sử dễ đọc dễ hiểu nhưng cũng khá đầy đủ và liên tục. Làm được như vậy đã là một đóng góp lớn. Nhưng xem kỹ Đại Nam dật sử, ta thấy không phải như tác giả nói, “không so sánh sử ta sử Tàu, không tra cứu tên người tên đất”, mà trái lại, tác giả đã khảo cứu uyên bác nhưng không kém phần sinh động và hứng thú. Chẳng hạn như đoạn viết về Lý Bí và nhà Tiền Lý. Ở đây, tác giả đã tranh luận kịch liệt với Henri Maspéro khi học giả này phủ nhận sự tồn tại của nhà Tiền Lý. Ông đã dẫn rất nhiều bộ sử Trung Quốc như Trần thư, Nam sử, Tuỳ thư, Nguyên Hoà quận huyện chí Thái Bình hoàn vũ ký, An Nam chí (nguyên), Độc sử phương dư kỷ yếu… để bác Maspéro từng điểm một. Ở những đoạn đã tham khảo Việt sử lược, một tài liệu thời Trần có giá trị, nhưng lúc đó chẳng ai chú ý. Ở nhiều chỗ tác giả đã nêu rõ sự khác nhau giữa những nguồn sử liệu. Lúc viết về Champa, tác giả đã tham khảo những sách như Vương quốc Champa của G. Maspéro, Nghệ thuật Champa của J. L Vì vậy, tập Dật sử này không còn là “để độc giả mua vui trong lúc đọc truyện khô khan” như tác giả nói nữa, mà thực chất là tác giả muốn viết một bộ sử tổng hợp, ít ra thì cũng dày dặn hơn quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Đáng tiếc là Đại Nam dật sử chưa hoàn thành - tác giả mới viết được đến năm 1207, đời vua Cao Tông triều Lý. Tuy vậy, những điều mà tác giả đã viết đều đáng đọc cho dù là hiện nay chúng ta có bản dịch các bộ sử cũ trong tay.
Sử ta so với sử Tàu có mục đích khác hẳn với Đại Nam dật sử. Nguyễn Văn Tố coi Đại Nam dật sử là một công trình tổng còn Sử ta so với sử Tàu là công trình phân tích. Ta hãy nghe Nguyễn Văn Tố nói rõ về quan niệm của ông:
“Sử học cũng như khoa học, không chủ yếu làm sách cho dày, chỉ cốt tìm được nhiều điều mới, xưa nay chưa ai nói đến, hoặc chữa những chữ của người trước chép sai. Nếu kê cứu đâu ra đấy, thì tự khắc có người gộp ý lại, để dọn thành sách phổ thông. Lúc bấy giờ mới làm thành sách dày, mới gọi là tổng hợp, trước kia còn là phân tích.
Chi tiết sách
Đơn vị phát hành
:Tri thức trẻ Books
nhà xuất bản
:NXB Khoa Học Xã Hội
Cách nhận tài trợ
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Chính sách đổi hoặc trả hàng
Bảo vệ bạn trên mọi bước đường Với chính sách bảo vệ người mua. Nếu bạn không nhận được sản phẩm, Chúng tôi sẽ hoàn trả cho bạn toàn bộ số tiền Theo các điều kiện sau:
- Sản phẩm nhận được hoàn toàn khác với những gì gian hàng đã giới thiệu.
- Sản phẩm chưa được vận chuyển hoặc bị hư hỏng.
- Có vấn đề với mặt hàng đã đặt. Đã xảy ra sự cố khi liên hệ với gian hàng.
Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy tại Trang trợ giúp của người mua. Và nếu bạn có yêu cầu cần hỗ trợ, Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi 0247.300.1369 mỗi ngày trừ ngày lễ 08:30 - 17:00 hoặc gửi email tới book365@vivicorp.com. Nhóm của chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.
Đánh giá & bình luận
Quốc Đại Nguyễn
Thị Liên Thịnh
Thị Yến Phạm