Hợp đồng không chỉ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự mà còn được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành. Vấn đề đặt ra là, khi xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hợp đồng thì cơ quan tài phán (Tòa án, Trọng tài thương mại) áp dụng Bộ luật Dân sự hay luật chuyên ngành? Về kỹ thuật lập pháp, các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ mang tính nguyên tắc. Để áp dụng các quy định này cần cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành điều chỉnh từng lĩnh vực như hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng tín dụng.v.v..
Với vai trò luật chung, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những vấn đề về tư cách pháp nhân, sở hữu, hợp đồng,... có ý nghĩa, giá trị pháp chung cho toàn hệ thống pháp luật, còn các luật cụ thể quy định trong từng lĩnh vực. Quy định này thể hiện hướng tiếp cận phù hợp với các quan hệ "tư" giữa các chủ thể, tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể. Tuy nhiên, có một số vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra cần tiếp tục làm rõ: (i) Vấn đề chọn luật áp dụng trong hợp đồng, thời điểm chọn luật áp dụng khi xác lập hợp đồng hay khi tranh chấp gửi ra để làm căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ; (ii) Hình thức chọn luật của các chủ thể; (iii) Bộ luật dân sự hay luật chuyên ngành áp dụng để giải quyết tranh chấp có phụ thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp có phụ thuộc thẩm quyền giải quyết (vụ án dân sự hay vụ án kinh doanh, thương mại), bởi lẽ khi tranh chấp hợp đồng, chỉ cần một bên có đăng ký kinh doanh, có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền trọng tài thương mại (điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010) hoặc vụ án kinh doanh, thương mại phát sinh giữa các chủ thể có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
Cuốn chuyên khảo "Áp dụng Bộ luật Dân sự và luật chuyên ngành trong lĩnh vực hợp đồng" hệ thống hóa và nghiên cứu sâu hơn các nội dung mà nhóm tác giả đã công bố trong nhiều năm qua nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn về áp dụng Bộ luật Dân sự hay luật chuyên ngành khi đàm phán, ký kết, xác lập hợp đồng hay khi có tranh chấp phát sinh.
Mặc dù tập thể tác giả và Nhà xuất bản đã có cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn, xuất bản, rất mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn trong làn tái bản.
Chi tiết sách
Đơn vị phát hành
:Nhà xuất bản Tư pháp
nhà xuất bản
:NXB Nhà xuất bản Tư pháp
Tác giả
:Trường Đại học Luật, Đại học Huế PGS.TS. Đoàn Đức Lương (Chủ biên)
Cách nhận tài trợ
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Chính sách đổi hoặc trả hàng
Bảo vệ bạn trên mọi bước đường Với chính sách bảo vệ người mua. Nếu bạn không nhận được sản phẩm, Chúng tôi sẽ hoàn trả cho bạn toàn bộ số tiền Theo các điều kiện sau:
- Sản phẩm nhận được hoàn toàn khác với những gì gian hàng đã giới thiệu.
- Sản phẩm chưa được vận chuyển hoặc bị hư hỏng.
- Có vấn đề với mặt hàng đã đặt. Đã xảy ra sự cố khi liên hệ với gian hàng.
Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy tại Trang trợ giúp của người mua. Và nếu bạn có yêu cầu cần hỗ trợ, Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi 0247.300.1369 mỗi ngày trừ ngày lễ 08:30 - 17:00 hoặc gửi email tới book365@vivicorp.com. Nhóm của chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.
Đánh giá & bình luận