1. Bàn về tinh thần pháp luật - Montesquieu
2. Bàn về khế ước xã hội - Jean-Jacques Rousseau
“Bàn về khế ước xã hội” đã tạo nên bước ngoặt quyết định cho triết học chính trị và xã hội hiện đại. Những quan điểm pháp chế, định hướng xây dựng xã hội trong “Bàn về khế ước xã hội” đã mở đường cho đại cách mạng Pháp năm 1789, đặt nền móng hình thành Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế năm 1948 và là một trong những tác phẩm quan trọng trong phong trào Minh Trị duy tân tại Nhật Bản.
Cho đến nay, “Bàn về khế ước xã hội” vẫn là sách pháp luật được khảo cứu, vận dụng tại nhiều quốc gia cũng như các tổ chức toàn cầu nhằm tìm kiếm giá trị và chuẩn mực công dân toàn cầu khao khát hiện thực hóa để nhân loại chung sống hòa bình, tương trợ lẫn nhau. Điển hình như dự án Khảo sát Giá trị Thế giới (World Values Survey) hay các hiệp ước, công ước giữa quốc gia và vùng lãnh thổ.
3. Phải trái đúng sai - Michael Sandel
“Michael Sandel – có lẽ là giáo sư đại học nổi tiếng nhất ở Mỹ - đã mang lại “sự minh bạch về đạo đức cho sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt, với tư cách là công dân trong xã hội dân chủ”. Ông đã chỉ ra rằng sự chia rẽ chính trị không phải giữa cánh tả với cánh hữu mà giữa những người nhận ra không có gì quý hơn quyền cá nhân và lựa chọn cá nhân với những người tin vào một nền chính trị phục vụ lợi ích số đông” (Washington Post)
“Quyết liệt, dễ hiểu, và đầy tính nhân văn, cuốn sách này thực sự là một cuốn sách làm thay đổi người đọc” (Publisher Weekly).
Cuốn sách thuộc Tủ sách Cánh cửa mở rộng - Tủ sách hợp tác giữa nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt với Nhà xuất bản Trẻ.
Quý bạn quan tâm có thể mua sách Phải trái đúng sai với ưu đãi giảm 20% từ NXB Trẻ
4. Triết học luật pháp - Raymond Wacks
Triết học luật pháp là một quyển sách pháp luật dễ tiếp cận. Cuốn sách đề cập và thảo luận về nhiều chủ đề bao gồm quyền của phụ nữ, vấn đề phân biệt chủng tộc, bảo vệ môi trường, bàn về cuộc chiến tranh Iraq và cách đối phó với các nghi phạm khủng bố. Viết về triết học luật pháp – một lĩnh vực đầy thử thách nhưng Raymond Wacks đã không đem đến một cuốn sách khô khan mà trái lại, đã đem tới một cuốn sách nhỏ, thú vị, dẫn dắt người đọc tìm hiểu, khám phá những khái niệm của luật pháp cũng như vai trò của nó trong cuộc sống của chúng ta. Nhắc tới những nhà tư tưởng quan trọng của thế giới từ cổ điển tới hiện đại, ông đã nhìn vào những câu hỏi trung tâm đằng sau lý thuyết pháp lý mà đã luôn thu hút những luật gia và các nhà triết học, cũng như nhiều người khác về mối quan hệ giữa pháp luật với công lý, đạo đức và dân chủ.
Điểm nhấn của cuốn sách hay này:
“Luật pháp hiếm khi không hiện diện trong các bản tin thời sự. Nó thường xuyên khơi dậy những tranh cãi. Trong khi các luật gia và chính trị gia tôn vinh những ưu điểm của quyền lực của luật pháp, thì các nhà cải cách than vãn về các khiếm khuyết của nó, và những người yếm thế nghi ngờ việc luật pháp tự nhận là tương đồng với công lý. Tuy nhiên mọi người đều thừa nhận luật pháp là phương tiện làm thay đổi xã hội. Và ít người nghi ngờ vai trò trung tâm của luật pháp trong đời sống xã hội, chính trị, đạo đức, và kinh tế của chúng ta.
Nhưng cái gọi là luật pháp là gì? Phải chăng nó gồm một bộ những nguyên tắc đạo đức phổ quát phù hợp với tự nhiên? Hay nó chỉ đơn thuần là một bộ sưu tập những quy tắc, những mệnh lệnh hoặc chuẩn mực hợp lệ chủ yếu do con người tạo ra? Luật pháp có chăng một mục đích cụ thể, tỉ như sự bảo vệ các quyền cá nhân, sự đạt được công lý, hoặc sự bình đẳng về kinh tế, chính trị và giới tính? Có thể tách rời luật pháp khỏi bối cảnh xã hội của nó?”.
(Trích bìa 4, Triết học luật pháp, Raymond Wacks)
5. Chính trị luận - Aristotle
“Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm nổi tiếng nhất nói về các khái niệm mà từ đó các quốc gia và chính phủ định hình. Mặc dù chỉ thảo luận về nhà nước và các định chế thời Hy Lạp cổ đại nhưng tác phẩm của ông đã đặt nền tảng cho khoa học chính trị hiện đại.
Trong cuốn sách, ông viết những suy nghĩ của bản thân một cách rõ ràng, với độ chính xác siêu phàm. Dịch giả Nông Duy Trường nhận định: “Theo Aristotle, một người tốt không thôi chưa đủ. Nếu người dân tốt mà không tích cực tham gia vào đời sống chính trị của chế độ thì chế độ đó có cơ nguy trở nên thoái hóa và trở thành một chế độ xấu”. “Chính trị luận” của ông là tác phẩm được xem là căn bản cho chính trị học Tây Phương.
--------------------------------------------
Mời quý bạn đọc tham khảo thêm nhiều sách hay với ưu đãi giảm giá từ Sàn sách trực tuyến quốc gia Book365.vn
Book365.vn - sứ mệnh góp phần phát triển văn hoá đọc, đưa sách tới mọi miề