Vấn đề trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp đã được thế giới quan tâm từ thế kỷ trước. Những nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu tập trung ở các quốc gia công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp và một số quốc gia châu Âu. Bước đầu do một số tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng lớn (ảnh hưởng liên quốc gia) tiến hành dưới dạng đưa ra một số bộ quy tắc ứng xử chung; trong đó đề cập đến các tiêu chuẩn về nhân quyền, xã hội và môi trường buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Sau đó, các tổ chức liên chính phủ như UN, OECD. EU,... đã đưa ra các nguyên tắc chung về TNXH ở tầm quốc tế. Dựa vào đó, nhiều tập đoàn đa quốc gia như NIKE, ADIDAS,... cũng đưa ra những bộ quy tắc ứng xử riêng của mình. Sự bùng nổ của TNXH vào nửa sau của thế kỳ XX như một phong trào rộng lớn, mang tính toàn cầu. Nó được sử dụng như một "luật chơi" chung của các nước WTO. được các nước phát triển sử dụng như là những rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại dể hạn chế dòng hàng hoá tràn từ các nước đang phát triển vào thị trường của các nước phát triển, bởi sự lo ngại của các nước phát triển về giá cả hàng hoá rẻ do giá nhân công rẻ ở các nước đang phát triển có thể chiếm lĩnh thị trường của các nước này. Rào cản này do các nước phát triển dựng lên, gây nên nhiều trở ngại cho các nước đang phát triển muốn xâm nhập thị trường tiêu thụ sản phẩm toàn cầu. Bới vì, muốn xuất khẩu hàng hoá, các doanh nghiệp của họ buộc phải thực hiện một số bộ CoC quốc tế, mà việc thực hiện các bộ CoC quốc tế này đòi hòi các doanh nghiệp phải đầu tư, cải thiện điều kiện lao động, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, xử lý các chất thải, có hệ thống quản lý tốt, không sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, đảm bảo tự do hiệp hội,... - điều mà các nước đang phát triển với sự thiếu vốn đầu tư trầm trọng và sự quản lý yếu kém khó có thể đạt được. Như vậy, việc thực hiện tốt TNXH đối với các nước đang phát triển bao giờ cũng là vấn đề khó.
Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO và đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này có nghĩa là, Việt Nam buộc phải chơi cùng "luật chơi" chung của nền kinh tế toàn cầu, phải chấp nhận những "luật chơi" chung đó, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải vượt qua các rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại do các đối tác dựng lên, phải thực hiện tốt TNXH nếu muốn duy trì và phát triển trong sự cạnh tranh với các doanh nghiệp toàn cầu. Việc nghiên cứu, tìiri hiểu về TNXH, về các bộ quy tắc ứng xử trên thế giới như SA 8000, ISO 9000, ISO 14000,... ở Việt Nam đã bắt đầu phổ biến, đặc biệt kể từ năm 2000 trở lại đây. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã có những cố gắng nhất định trong việc thực hiện TNXH, đã áp dụng các bộ CoC quốc tế và trên thực tế dã tham nhập được vào thị trường thế giới nhờ việc áp dụng các bộ quy tác ứng xử này. TNXH ở Việt Nam trong bối cảnh đó đã thực sự "bùng nổ”các phương tiện truyền thông đại chúng vào cuộc, một số vvebsite chuyên về TNXH đã ra đời. Nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn về TNXH đã diễn ra. . thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Đặc biệt, một sớ hội thảo, diễn đàn quốc tố vẻ TNXH đã dược tổ chức tại Việt Nam như “CSR in Asia: TfìW(ircl Multi- slakeliolder Dialogiue and Cooperation for Suslainable Development" được tổ chức tại Hà Nội ngày 25 - 26/10/2006 và "6th Asian) Porum on Corporale Social Resposibility and Asian CSR Avvards 2006" được tổ chức tại thành phố Hổ Chí Minh ngày 27 - 28/9/2007 đã tạo ra những dấu ấn lớn về vấn đề TNXH của doanh nghiệp ở Việt Nam. Giái thưởng "Trách nhiệm xã hội" cho các doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam chủ trì cũng góp phần quan trọng tạo ra trào lưu chung đó.
Xuất phát từ nhu cầu của toàn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xă hội, Tổng Liên doàn Lao động Việt Nam. Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam đã và đang rất quan tâm đến việc nghiên cứu, hoạch định chính sách và đưa ra các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện TNXH. Vấn đề TNXH của doanh nghiệp cũng đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học. Năm 2005, một chuyên để chuyên sâu về TNXH của doanh nghiệp đã được đưa vào giáng dạy cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực của Trường Đại học Lao động - Xã hội và việc giảng dạy chuyên đề này cho sinh viên hiện vẫn đang được tiếp tục cho cả hệ đại học và cao đẳng. Các trường khác như Đại học Thương mại.... cũng đưa vấn dề này vào giáng dạy dưới hình thức lồng ghép các nội dung TNXH vào các môn học chuyên ngành.
Trong bối cành đó, việc cho ra đời cuốn sách: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTOvà hội nhập kinh tế quốc tế" là cần thiết. Sách phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên đề chuyên sâu: “Trách nhiệm xã hội cra doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động" của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Lao động - Xã hội và làtài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các trường đại học, cao dẳng. Nội dung của cuốn sách này là tài liệu chuyên khảo bổ ích cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các giảng viên và cả các nhà doanh nghiệp khi tìm hiểu về vấn đề TNXH của doanh nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu để biên soạn cuốn sách này, tác giã đã sử dụng các tài liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế về TNXH của doanh nghiệp, nghiên cứu sâu kinh nghiệm thúc đẩy thực hiện TNXH của một số quốc gia có điều kiện kinh tế gần gũi với Việt Nam như Trung Quốc. Thái Lan. Philippin.... để tìm ra các kinh nghiệm quốc tế hữu ích có thể áp dụng cho Việt Nam. Tác giả đã tiếp cận các nội dung nghiên cứu theo hướng hội nhập cao nhất dựa trên các quy định quốc tế về TNXH, để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp, nhằm giúp thúc đẩy nhanh chóng việc thực hiện TNXH ờ các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thị trường khu vực và thế giới.
Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn cuốn sách này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành. Tác giả xin đặc biệt cảm ơn: PGS.TS. Nguyễn Tiệp, ThS. Nguyễn Duy Phúc. ThS. Trần Phương, ThS. Đỗ Thị Tươi. ThS. Phạm Ngọc Thành ( Trường Đại học Lao động - Xã hội); Kỹ sư Ngô VânHoài (Viện Khoa học Lao động và Xã hội); TS. Đàm Hữu Đắc, TS. Phạm Minh Huân, ThS. Nguyễn Trọng Đàm, ThS. Nguyền Mạnh Cường, TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Nguyễn Hải Hữu, TS. Phạm Đỗ Nhật Tân, PGS.TS. Cao Văn Sâm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); TS. Vũ Mạnh Hùng (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đã có những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh nội dung cuốn sách này.
Tác già cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp. Đà Nàng, Cơ sở II của Trường Đại học Lao động - Xã hội tại Tp. Hồ Chính Minh và các em sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội tại Hà Nội dã có sự giúp đỡ quý báu trong việc tiến hành điều tra và làm sạch số liệu. Nhờ có sự giúp dỡ nhiệt tình đó mà tác già dã có được số liệu phản ánh khá khách quan về thực trạng thực hiện TNXH trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Những kết quả phân tích ờ phần thực trạng đã cho chúng ta thấy rõ sự thành công trong quá trình điều tra này.
Tuy nhiên, do vấn đề TNXH luôn là một vấn đề lớn, có rất nhiều nội dung, nhiều vấn đề cần giải quyết, nên mặc dù đã cố nhiều cố gắng, song chắc chắn cuốn sách không thể đề cập hết các vấn đề cần nghiên cứu và còn có nhiều thiếu sót cần khắc phục. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách để cuốn sách được chỉnh sửa hoàn thiện hơn.
Đánh giá & bình luận