Ổn Định Và Phát Triển Kinh Tế: Phân Tích Chính Sách Vĩ Mô
TS Phạm Đỗ Chí là một cựu nhân viên của IMF và là một giáo sư Đại học. Ông đã đứng ra chủ biên cho nhiều sách về kinh tế Việt Nam, bắt đầu bằng cuốn “Đánh thức con rồng ngủ quên” vào 2001; "Làm gì cho nông thôn" (2002); "Thử thách của hội nhập" (2002); "Trên đường hoá rồng" (2005); "Từ lạm phát đến kích cầu" (2010); "Khi rồng muốn thức dậy – loay hoay với mô hình kinh tế sau Đổi Mới" (2011) và vừa mới đây là cuốn "Ổn định và Phát triển Kinh tế: Phân Tích Chính Sách Vĩ Mô" (2012) cùng đứng chủ biên với TS Đào Văn Hùng.
Cuốn sách Ổn định và Phát triển Kinh tế: Phân tích Chính sách Vĩ mô dài hơn 335 trang, chia làm hai phần, bao gồm 20 bài phân tích về kinh tế Việt Nam, với lối viết chuẩn mực, có trình độ về cả hình thức lẫn nội dung. Trên thị trường sách chuyên môn về kinh tế tại VN, người ta thường gặp những sách "giáo khoa" dịch của nhiều tác giả kinh tế nước ngoài, nhưng ít khi thấy được một cuốn sách với nhiều phân tích vĩ mô có tính kỹ trị dính liền vào trường hợp kinh tế VN, do chính các tác giả đang sống ở Việt Nam viết.
Phần 1 được đặt dưới đề tài Ổn định kinh tế vĩ mô gồm 11 chương phân tích về Mối tương quan giữa lạm phát và các chính sách tiền tệ tài khoá, Các chính sách đối phó với đình trệ sản xuất và lạm phát, Phát triển mô hình đường cong Philipps để phân tích nguyên nhân lạm phát, Tránh lạm phát đình đốn, Về một chính sách mới: nâng cao khả năng thực hiện Lạm phát mục tiêu, Định hướng đổi mới phân cấp đầu tư trung ương và địa phương, Quá trình chuẩn bị ngân sách nhà nước, Phân tích tính bền vững của ngân sách nhà nước, Lập trình tài chính quốc gia chú trọng việc xác định các mức tiền tệ tín dụng hàng năm suy ra từ các mục tiêu tăng trưởng, lạm phát và cán cân thanh toán, và việc thiết lập một Hệ thống cảnh báo vĩ mô cho VN. Trong phần này có nhiều bài phân tích tỉ mỉ về lạm phát và chính sách tài khoá. Lạm phát ở VN do nhiều nguyên nhân như việc in tiền quá nhiều từ áp lực chi tiêu ngân sách làm tăng lượng tiền trên thị trường dẫn đến việc tăng giá. Các phân tích cũng cho thấy là thâm hụt ngân sách sẽ có tác động chèn ép đầu tư tư nhân và đồng thời giải thích tại sao nhiều doanh nghiệp khó đi vay. Thâm hụt ngân sách một phần là do việc yểm trợ các doanh nghiệp nhà nước và vì thế lại là cản trở cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa. Phân tích mô hình đường cong Philipps cũng giúp cho hiểu thêm về nguyên nhân chính tác động đến lạm phát VN là kỳ vọng lạm phát do sự mất niềm tin. Bài về Quy trình lập ngân sách và các bài phân tích về nguyên nhân lạm phát rất quan trọng vì nó sẽ giúp các kinh tế gia và các chuyên gia có nền tảng vũng vàng để quyết định về chính sách kinh tế tài chính. Việc đặt ưu tiên của ngân sách, việc dùng quy trình kế hoạch ngân sách cho nhiều năm (multi-year program budget) là các biện pháp đóng góp vào việc lập quy trình đứng đắn cho một ngân sách nhà nước đồng thời giúp tránh lạm phát cho kinh tế. Bài lập trình tài chính quốc gia hay bài về Hệ thống cảnh báo vĩ mô cho VN cũng là những thí dụ thích hợp áp dụng cho VN dựa theo các phương pháp của IMF, nơi mà một chủ biên làm việc trong nhiều năm và giúp tổng hợp được nhiều phương pháp thực tiễn của các nước khác. Nói tóm nó sẽ giúp nâng cấp trong vấn đề “quản lý vĩ mô” cho kinh tế VN trong giai đoạn “bối rối” này. Là một chuyên gia về kinh tế - ngân sách (PFM – Public Financial Management) tôi coi phần này quan trọng – đánh giá cao đóng góp về phần này. Hiện nay các nước OECD đều theo mô hình Program budget vì nó giúp chính phủ quản lý tốt ngân sách chi tiêu thường xuyên lẫn các chi tiêu đầu tư có thời gian dài, đòi hỏi nhiều năm cho lập trình ngân sách. Đây là việc tốt nhưng nếu VN muốn làm thì sẽ phải cần nhiều năm vì quy trình này đòi hỏi thời gian để đào tạo nhân sự. Mong là trong các công trình tương lai các tác giả sẽ nghiên cứu thêm về quy trình tái tổ chức hành chính trong ngân sách để có thể thực hiện các đề nghị vĩ mô. Nhìn chung phần 1 là một cố gắng trong việc hệ thống hoá, phân tích và đóng góp một cách bài bản ngân sách và cơ cấu lại nền tài chính công hầu giúp giảm một trong những yếu kém hiện nay của kinh tế Việt Nam là lạm phát.
Phần 2 là đề tài “Tăng trưởng và Tái cấu trúc kinh tế” gồm 9 chương phân tích về sự thay đổi cấu trúc kinh tế, nhìn tổng hợp về hệ thống ngân hàng và các yếu kém trầm trọng hiện tại, tính toán hiệu quả đầu tư công, Uớc lượng sản phẩm tiềm năng của VN, Tái cấu trúc và phát triển Tập đoàn kinh tế, Mô hình cân đối liên ngành liên vùng (I/O), Tiềm năng tăng trưởng kinh tế tiếp cận từ vi mô, đề xuất một khái niệm mới là Tổng sản phẩm toàn cầu (Gross Global Product) của VN và Tái cơ cấu tài chính công và đầu tư công. Bài phân tích về các thay đổi cấu trúc kinh tế trong hơn 10 năm qua cho thấy có lẽ đã đến lúc VN cần “đánh giá lại các cố gắng trong quá khứ để có thể tiếp tục tăng trưởng bền vững hơn. Bài này cho thấy hiệu quả cao nhất trong đầu tư là khu vực FDI (đầu tư nước ngoài) và hiệu quả thấp nhất là khu vực Doanh nghiệp nhà nước. Nó cũng cho thấy là VN chỉ đạt hiệu quả rất thấp trong việc sử dụng đầu tư. TFP (total factor productivity) hay năng xuất tổng hợp của kinh tế VN xuống trong các năm qua. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế VN qua hệ số ICOR hay TFP cho thấy việc sử dụng đầu tư của VN không mấy hiệu quả gây ra khả năng cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực. Bài về hệ thống ngân hàng cho thấy rõ các yếu kém trầm trọng trong ngành ngân hàng do các vấn đề thanh khoản và nợ xấu. Hiện nay công ty đánh giá quốc tế Fitch Rating đánh giá nợ xấu trong ngành ngân hàng cao (13%) hơn các con số chính thức do Ngân hàng Nhà nước vừa công bố (8,6% vào cuối năm 2011) và trên mức rủi ro nguy hiểm (10%). Đây là một chỗ yếu (Achille heel) kém của kinh tế VN cần tái cơ cấu gấp. Bài về tái cấu trúc và phát triển các tập đoàn kinh tế cho thấy một số nhận xét nhưng chưa đủ mạnh. Các phân tích vĩ mô khác trong sách và các bài báo về các vụ Vinashin, Vinalines hay các Tộng công ty khác cho thấy đa số các công ty này quản trị yếu kém do tham nhũng, thiếu cạnh tranh, ít đóng góp vào việc sử dụng lao động, vv. Bài có cho một số nguyên tắc và định hướng cải cách. Mô hình cân đối liên ngành liên vùng (Input/Output) và Tiềm năng tăng trưởng kinh tế tiếp cận từ vi mô (I/O) là những công cụ kinh tế hữu ích đóng góp cho sự đánh giá của các ngành trong một nền kinh tế. Bài về Tái cơ cấu tài chính công và đầu tư công rất hay vì nó cho thấy quy mô chi tiêu chính phủ, sự thiếu hụt ngân sách tại một số nước Á châu. Bài này cho thấy là VN có chi tiêu chính phủ và thâm hụt ngân sách cao nhất trong một số nước Á châu và cơ cấu đầu tư của chính phủ. Bài này cũng cho một số ý kiến về các quy tắc ngân sách hay giám sát nợ trong khu vực DNNN hầu tránh việc tăng nợ công. * Một cách tổng quát, sách này cần thiết cho những người trực tiếp làm việc trong ngành kinh tế (economist practitioners), cho những công chức cao cấp ở cấp trung ương hay cấp tỉnh, thành viên Quốc Hội lo về ngân sách hay chính sách kinh tế, các nhà khảo cứu, các nhà báo viết về kinh tế hay cho các sinh viên thạc sĩ về kinh tế hay quản trị kinh doanh. Các bài này rất bổ ích cho việc nghiên cứu, có thể coi là một hướng dẫn cụ thể giúp đánh giá các chính sách kinh tế. Tôi nghĩ đối với những ai muốn tìm hiểu hay nghiên cứu về các vấn đề vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cuốn sách sẽ giúp ích cho họ rất nhiều.
:NXB Khoa học và Kỹ thuật
:NXB Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
:2012
:TS. Phạm Đỗ Chí ; PGS.TS. Đào Văn Hùng
:24x16 (cm)
:150 (g)
:Bìa mềm
:360
:212089 M00
Chi tiết về các phương thức mua hàng và các tùy chọn thanh toán có thể được thanh toán
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Chi tiết giao hàng của các gian hàng cho các đơn hàng
Tối đa 2 ngày làm việc (đóng cửa vào Chiều thứ 7 - Ngày Chủ nhật) sau khi kiểm tra tồn kho thành công
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đánh giá & bình luận