Cho đến trước thời điểm nổ ra chiến tranh thương mại, quan hệ kinh tế - thương mại Mỹ - Trung đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Kim ngạch thương mại song phương năm 2017 đạt 711 tỷ USD, đầu tư trực tiếp (FDI) song phương đạt khoảng 170 tỷ USD (nếu tính cả các khoản đầu tư có xuất xứ Mỹ và Trung Quốc nhưng đi qua nước thứ ba thì con số này phải đạt trên 400 tỷ USD). Đáng chú ý, Trung Quốc nắm giữ trên 1,6 ngàn tỷ USD chứng khoán Mỹ, trong đó khoảng 70% là trái phiếu liên bang (1,1 ngàn tỷ USD). Như vậy, Trung Quốc là chủ nợ công lớn nhất của Mỹ vào thời điểm đó. Trên thực tế, các con số nói trên chỉ phản ánh một phần quan hệ kinh tế Mỹ - Trung. Đằng sau đó là hàng loạt sự phụ thuộc chằng chịt về thị trường (Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đứng thứ ba thế giới của các tập đoàn đa quốc gia Mỹ), về tài sản (Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu thế giới vào bất động sản của Mỹ), về chuỗi cung ứng, về khoa học công nghệ, về nghiên cứu phát triển … Có thể nói, phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa Mỹ - Trung Quốc đầu thế kỷ 21 là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế lớn nhất (xét về quy mô và độ phức tạp) trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại.
Tuy nhiên, trong khi các nhà lý luận theo trường phái tự do cho rằng các nước càng phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế thì càng “hòa thuận” với nhau về mặt chính trị - ngoại giao và làm giảm khả năng xung đột song phương (trừ trường hợp mối quan hệ phụ thuộc đó quá bất đối xứng, khi mà bên mạnh hơn có thể gây sức ép với bên yếu hơn về mặt kinh tế nhằm đạt những mục tiêu chính trị, từ đó dẫn đến xung đột), thì diễn tiến của quan hệ Mỹ - Trung thời gian gần đây lại cho thấy điều ngược lại. Quan hệ kinh tế song phương phát triển với tốc độ nhanh, sự phụ thuộc giữa hai bên ngày càng sâu sắc, không chỉ dừng ở thương mại mà còn cả về đầu tư, tài chính, chuỗi cung ứng … lại không song hành với sự “hòa dịu” trong quan hệ hai nước. Đặc biệt, dường như việc mối quan hệ phụ thuộc này diễn tiến theo hướng cân bằng hơn (giảm tương đối sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Mỹ so với sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc về kinh tế) không giúp cho quan hệ song phương bớt xung đột, mà lại khiến các bất đồng bùng phát mạnh hơn, điển hình là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay.
Câu hỏi đặt ra, đứng từ nghiên cứu mối quan hệ Mỹ - Trung, là sự phụ thuộc lẫn nhau (chủ yếu về kinh tế) giữa hai nước có tác động thế nào tới chính trị, kinh tế của mỗi nước; những nhân tố tĩnh (quy mô và tính chất của sự phụ thuộc lẫn nhau) và động (sự thay đổi trong tương quan phụ thuộc lẫn nhau) của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này có tác động thế nào tới xu hướng hợp tác cũng như xung đột trong quan hệ song phương; liệu có thể sử dụng các mô hình về “phụ thuộc lẫn nhau phức tạp” (complex interdependance) trong lý thuyết quan hệ quốc tế hiện đại để lý giải và dự báo quan hệ Mỹ - Trung hiện đại hay không?
Đứng dưới quan điểm kinh tế, quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia sẽ thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng năng suất lao động và do vậy sẽ có lợi cho tất cả các bên. Hơn nữa, cán cân về lợi ích sẽ nghiêng nhiều hơn về bên chiếm ưu thế trong mối quan hệ này (ở đây là Mỹ). Tuy nhiên, thực tiễn quan hệ Mỹ - Trung hiện nay cho thấy, bên cạnh những biện pháp bảo hộ truyền thống, chính quyền Mỹ đang áp dụng nhiều biện pháp chưa từng có tiền lệ nhằm “thoát Trung”, mà hệ quả trực tiếp là làm giảm bớt sự phụ thuộc lẫn nhau này: chiến tranh thương mại khiến kim ngạch buôn bán song phương giảm mạnh; khuyến khích chuyển các cơ sở sản xuất của Mỹ khỏi Trung Quốc; đa dạng chuỗi cung ứng nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu, linh kiện và hàng hóa Trung Quốc … Liệu kinh tế Mỹ - Trung có thực sự “tách” nhau một cách tương đối trong trung - dài hạn không, và “tách” nhau đến mức độ nào; liệu xu hướng toàn cầu hóa và các quy luật khách quan của thị trường có thể trung hòa chính sách của chính quyền Mỹ khiến xu hướng “thoát Trung” chậm lại, thậm chí đảo ngược khiến hai nước càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế? Có thể thấy, việc nghiên cứu nguyên nhân và đặc biệt là tác động của các động thái này tới quan hệ Mỹ - Trung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời điểm hiện tại.
Đối với Việt Nam, chúng ta hiện đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là có mối quan hệ ngày càng sâu sắc với cả Mỹ và Trung Quốc, và do vậy, cũng chịu ảnh hướng lớn từ những biến động trong mối quan hệ này. Thực tế thì giữa Việt Nam và hai quốc gia nói trên đã tồn tại mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nhưng tính bất đối xứng còn cao, nghiên cứu kỹ mối quan hệ phụ thuộc kinh tế Mỹ - Trung sẽ đem lại những gợi ý về chính sách giúp Việt Nam đưa ra những chính sách để cân bằng một phần cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực từ sự bất đối xứng đó. Đặc biệt, nghiên cứu và dự báo triển vọng và ảnh hưởng của các biện pháp “thoát Trung” của chính quyền Mỹ sẽ giúp Việt Nam trả lời nhiều câu hỏi: Việt Nam cần làm gì để tận dụng những cơ hội và đối phó với các thách thức từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nói riêng, và từ những thay đổi trong quan hệ Mỹ - Trung nói chung?; liệu Việt Nam có nên định vị là “nước thay thế Trung Quốc” (một cách tương đối) trong chuỗi cung ứng toàn cầu hay không? Đây đều là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng đối với Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách “Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc: hiện trạng, xu thế và tác động đến Việt Nam” là một nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả nhằm giải đáp các câu hỏi trên:Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
:NXB Khoa học xã hội
:2024
:TS. Nguyễn Thị Hải Yến
:24x16 (cm)
:400 (g)
:Bìa mềm
:252
:9786043649611
Chi tiết về các phương thức mua hàng và các tùy chọn thanh toán có thể được thanh toán
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Chi tiết giao hàng của các gian hàng cho các đơn hàng
Tối đa 2 ngày làm việc (đóng cửa vào Chiều thứ 7 - Ngày Chủ nhật) sau khi kiểm tra tồn kho thành công
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đánh giá & bình luận