Trong tư duy chiến lược của Trung Quốc, Đông Nam Á lục địa luôn là sân sau đảm bảo an ninh quan trọng của biên giới phía Tây Nam Trung Quốc. Những năm gần đây, khi Trung Quốc mạnh lên, Đông Nam Á lục địa đã đón nhận làn sóng đầu tư ồ ạt của Trung Quốc, cũng như sự hiện diện ngày một mạnh mẽ của quốc gia này trên tất cả các lĩnh vực. Trung Quốc đã thể hiện rất rõ tham vọng của mình trong việc thực hiện chiến lược kết nối với khu vực Đông Nam Á lục địa. Về kết nối chính sách, Trung Quốc đã rất linh hoạt trong việc kết nối với từng chiến lược riêng của mỗi quốc gia, cũng như tạo những cơ chế hợp tác ở góc độ đa phương. Về kết nối thương mại, các đặc khu kinh tế, hợp tác kinh tế xuyên biên giới hay xây dựng các hành lang kinh tế là những điểm mà Trung Quốc tập trung khai thác để thắt chặt kết nối với khu vực này. Cơ sở hạ tầng được coi là điểm mạnh và nổi bật nhất trong chiến lược kết nối của Trung Quốc tại Đông Nam Á lục địa. Với một mạng lưới cơ sở hạ tầng đã được thiết kế, Trung Quốc thực sự kì vọng về sự hình thành và hoàn thiện của mạng lưới này. Cuối cùng là ảnh hưởng mềm cũng được Trung Quốc chú trọng như một sự hỗ trợ cho các kết nối cứng.
Sự hiện diện ngày một lớn của Trung Quốc cũng như cách tiếp cận khác nhau với mỗi quốc gia đang tạo nên sự khác biệt trong phản ứng của các nước Đông Nam Á lục địa với chiến lược kết nối của Trung Quốc. Điều này thực sự tạo ra những thách thức cho quá trình đoàn kết khu vực cũng như cùng giải quyết các vấn đề của Đông Nam Á lục địa cũng như của cả ASEAN. Với cách tiếp cận linh hoạt, chiến lược kết nối của Trung Quốc ở Đông Nam Á lục địa đã được thực hiện khá tích cực thời gian vừa qua. Trung Quốc đã kết hợp cơ chế đa phương và song phương trong kết nối với các nước Đông Nam Á lục địa. Cơ sở hạ tầng là lĩnh vực kết nối nổi bật của chiến lược này, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra mạng lưới thông suốt với Trung Quốc, từ đó gia tăng ảnh hưởng với các nước Đông Nam Á lục địa. Mặc dù triển khai tích cực, chiến lược kết nối của Trung Quốc ở Đông Nam Á lục địa chưa có được sự thành công như mong đợi của Trung Quốc bởi các dự án Trung Quốc coi là huyết mạch vẫn còn chưa hoàn thiện. Lực cản cho quá trình này là tính minh bạch, tính bền vững, chất lượng thực sự và những nghi ngại về chính trị trong các dự án đầu tư. Việt Nam với vai trò là điểm nối cũng sẽ cần phải có những nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện để quyết định những bước đi tiếp theo trong chiến lược kết nối này của Trung Quốc.
:Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
:NXB Khoa học xã hội
:2024
:TS. Trần Thị Hải Yến
:20x14 (cm)
:300 (g)
:Bìa mềm
:268
:9786043649758
Chi tiết về các phương thức mua hàng và các tùy chọn thanh toán có thể được thanh toán
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Chi tiết giao hàng của các gian hàng cho các đơn hàng
Tối đa 2 ngày làm việc (đóng cửa vào Chiều thứ 7 - Ngày Chủ nhật) sau khi kiểm tra tồn kho thành công
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đánh giá & bình luận