Biển Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) trải dài từ TP. Đà Nẵng đến Bình Thuận với chiều dài trên 1.000 km, trên biển có nhiều đảo lớn như: Đảo Phú Quý, Lý Sơn, Cù Lao Chàm và các quần đảo là: Hoàng Sa, Trường Sa. Sản lượng hải sản có thể khai thác ở mức bền vững của toàn vùng vào khoảng 350.000 - 400.000 tấn/năm, trong đó có nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm hùm, bào ngư, cá ngừ đại dương… Trong những năm qua, hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn khu vực DHNTB đã có những bước phát triển nhanh chóng. Sản lượng đánh bắt năm 2011 của toàn Vùng đạt khoảng 540 nghìn tấn, chiếm 31,5% so với cả nước. Thực tế cho thấy, ngành đánh bắt hải sản ở DHNTB, ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao, nó còn mang lại hiệu quả tổng hợp trên nhiều mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cho các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc đánh bắt hải sản ở DHNTB vẫn còn rất nhiều bất cập cần giải quyết như: - Số phương tiện đánh bắt tăng quá nhanh nhưng đa số vẫn là vỏ gỗ, với động cơ chủ yếu là máy cũ tân trang. - Năng lực đánh bắt tăng nhanh trong khi trữ lượng hải sản không tăng đã làm cho năng suất đánh bắt giảm xuống nhanh chóng; - Tình trạng đánh bắt gần bờ bằng các phương pháp đánh bắt có tính chất tận diệt như kích điện, đánh thuốc nổ, “cào bay”... vẫn còn tồn tại, thậm chí có nơi còn gia tăng; - Các rủi ro về an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân do thiên tai, địch họa đang có xu hướng tăng và ngày càng diễn biến phức tạp nhưng chưa có biện pháp hiệu quả để khắc phục; - Việc quản lý chi phí đầu vào, đầu ra cho ngành đánh bắt hải sản vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ, các cấp chính quyền đến nay vẫn chưa có các giải pháp tổng thể để giải quyết vấn đề này; - Chưa có được một giải pháp toàn diện để giải quyết vấn đề quan hệ giữa phát triển đánh bắt hải sản và sử dụng nguồn lợi chung công bằng trong cộng đồng dân cư… Để tiếp tục phát triển hoạt động đánh bắt hải sản vùng DHNTB trong tương lai, đề tài nghiên cứu về “Đẩy mạnh đánh bắt hải sản trên địa bàn Duyên hải Nam Trung Bộ theo hướng bền vững” của TS. Đào Hữu Hòa đã được xuất bản thành sách. Đề tài đã đánh giá được thực trạng, chỉ ra được nguyên nhân để có các biện pháp phù hợp nhằm khắc phục các hạn chế trên, đảm bảo cho việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt hải sản luôn gắn liền với yêu cầu phát triển bền vững tại mỗi địa phương. Đó cũng chính là nội dung của cuốn sách này. Hy vọng các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu sẽ tìm thấy nhiều tư liệu giá trị trong cuốn sách này.
Chi tiết sách
Đơn vị phát hành
:NXB Thông tin và Truyền thông
nhà xuất bản
:NXB Thông tin và Truyền thông
Cách nhận tài trợ
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Đánh giá & bình luận