Chương trình sách giáo khoa mới: Hỗ trợ tối đa học sinh vùng khó
16.09.2021
Sách giáo khoa là mối quan tâm hàng đầu với GV, phụ huynh và học sinh cả nước, đặc biệt các tỉnh vùng khó.


Học sinh vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Ảnh minh họa

Bởi đây là bộ sách mới, mỗi trường có lựa chọn khác nhau, giá sách cao hơn… đòi hỏi cung ứng sách đúng tiến độ và có biện pháp hỗ trợ để học sinh khó khăn có đủ sách đến trường.

Đặt dư số lượng

Cô Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho biết: Trường có 2 lớp 1 với 17 học sinh. Phần lớn học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình phụ thuộc vào nương rẫy. Do đó, rất khó thu tiền mua sách các em, ngoại trừ những học sinh được hưởng tiền hỗ trợ chi phí học tập.

Trường PTDTBT Tiểu học xã Tu Mơ Rông chọn bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống". Trong quá trình dạy, các giáo viên sẽ chủ động điều tiết, thay đổi phương pháp phù hợp với các em học sinh vùng sâu vùng xa, điều kiện khó khăn. Theo cô Vân, hiện trường vẫn đặt đủ sách, không thể để các em không có sách khi đến trường. Kinh phí mua sách sẽ lựa từ các nguồn xã hội hóa, mạnh thường quân và đóng góp của giáo viên.

Chuẩn bị cho năm học mới, Sở GD&ĐT Đắk Lắk gửi công văn về các trường yêu cầu thống kê sơ bộ các em vào lớp 1 thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo.

Theo ông Nguyễn Văn Chiêu, Trưởng phòng GD Tiểu học (Sở GD&ĐT Đắk Lắk), sau khi thống kê số lượng, đơn vị sẽ tham mưu UBND tỉnh để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. Bên cạnh đó, vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cố gắng bảo đảm học sinh có đầy đủ sách vở đến trường.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT có công văn phối hợp với công ty sách trong việc cung ứng sách đến vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, chuẩn bị dư 2%, do đó không sợ thiếu sách cho học sinh trong năm học mới.

Chung tay hỗ trợ học sinh khó khăn

Thực hiện Chương trình sách giáo khoa (SGK), giáo dục phổ thông mới, tỉnh miền núi như Điện Biên, Lai Châu… gặp không ít khó khăn. Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu cho biết: Cơ sở vật chất còn thiếu và xuống cấp nhiều. Ngành đang chờ tỉnh phê duyệt kinh xây dựng và mua sắm trang thiết bị (687 tỷ đồng xây dựng và 875 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị). Do vậy, việc bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện chương trình mới vẫn là bài toán nan giải.

"Chúng tôi tiếp tục vận các doanh nghiệp, tổ chức xã hội hỗ trợ kinh phí hoặc mua SGK tặng cho các thư viện trường học, để học sinh nếu chưa có điều kiện sở hữu có thể mượn sách học tập, quyết không để học sinh thiếu sách đến trường", ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên.
Mặt khác, với một tỉnh miền núi, biên giới, đời sống nhân dân còn khó khăn, giá sách giáo khoa mới khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho hay: Mặc dù giá sách mới cao gần gấp 4 lần giá sách cũ khiến bà con dân tộc khó có điều kiện mua trọn bộ sách cho con.

Để học sinh không thiếu SGK, nhất là lớp 1 không phải "học chay", học chung, ông Kiên cho rằng cần có chính sách hỗ trợ kinh phí mua SGK đối với học sinh dân tộc, học sinh xã đặc biệt khó khăn. Bên cạnh việc mua, tặng sách cho các em có hoàn cảnh khó khăn, ngành GD-ĐT Điện Biên tiếp tục tuyên truyền để huy động nguồn lực xã hội mua sắm SGK, trang thiết bị học tập.

Tại Lai Châu, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu SGK năm học 2020 - 2021 trên địa bàn. Việc cung ứng SGK phải bảo đảm đến tay phụ huynh, học sinh, giáo viên trước ngày 15/8; Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa có bộ SGK mới.

Bên cạnh huy động các nguồn lực mua sắm SGK, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Lai Châu: Sở đã tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về Chương trình GDPT mới về nội dung cơ bản cũng như điểm khác biệt của Chương trình GDPT mới so với Chương trình GDPT hiện hành.

Ông Đinh Trung Tuấn nhấn mạnh: Sở tăng cường rà soát, đánh giá năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp để đội ngũ sẵn sàng cho việc bồi dưỡng nâng cao năng lực, đáp ứng giảng dạy theo Chương trình GDPT mới. Sở đặt mục tiêu 801 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia buổi tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Tại địa phương, 100% cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về chương trình GDPT tổng thể, đáp ứng yêu cầu đổi mới, chia thành đợt với 4.680 lượt cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học tham gia.

Tin chọn lọc khác
Tình yêu sách được thắp lên với trạm đọc 0 đồng tại Gia lai
04.11.2022
Tình yêu sách bắt nguồn từ những đốm lửa nhỏ được thắp lên trên khắp các vùng miền. Bà Nguyễn Thị Lan 63 tuổi, trú tại phường Yên Thế, TP Pleiku, Gia Lai với tình yêu với sách đã dành dụm từng đồng tiền lẻ từ việc kinh doanh quán cafe vỉa hè của mình để lan toả văn hoá đọc tại vùng đất núi rừng Gia lai.
Câu chuyện thú vị về Albert Einstein: “câu hỏi này dễ lắm”
04.08.2022
Sau khi đề ra lý thuyết của mình. Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài.
Thắp sáng ước mơ cho trẻ em nghèo bằng những tủ sách
22.01.2021
Những đầu sách được chọn lựa kỹ sẽ góp phần bổ sung thêm nhiều kiến thức giúp trẻ em vùng cao xứ Nghệ thắp sáng ước mơ, vượt lên trong cuộc sống.
Sách đối với trẻ em vùng cao có thực sự cần thiết?
27.01.2021
Như mọi người đã biết, cuộc sống của người dân vùng cao vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đơn giản như việc cơm ăn, áo mặc đã là một gánh nặng lớn trên vai những người cha, người mẹ; cộng với việc sinh đẻ không có kế hoạch cũng khiến cuộc sống của người dân vùng cao càng bấp bênh. Ngày nay, tỷ lệ học sinh biết chữ của trẻ em vùng cao đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn là một vấn đề lớn cần được xã hội quan tâm hơn nữa. Đã có rất nhiều những chương trình thiện nguyện, những chương trình tài trợ nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập, sách vở cho các em, giúp các em tiếp cận với những tri thức mới. Và sách là một trong những số đó.
10 năm lan tỏa và khuyến đọc sách hay
09.03.2021
Với nhiều góc nhìn đa chiều, sâu sắc về sách và vai trò quan trọng của sách, cũng như những thay đổi tích cực về thói quen đọc sách của người Việt trong một thập kỷ qua, lễ công bố “Giải Sách hay lần thứ X năm 2020” do Viện Giáo dục IRED, Dự án Khuyến đọc sách hay và Sáng kiến OpenEdu tổ chức đã mang đến nhiều thông điệp sâu sắc lan tỏa từ những cuốn sách đoạt giải năm nay.
Khuyến đọc, và một tình yêu lớn dành cho sách
09.03.2021
Sau 3 tháng phát động, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc Đà Nẵng năm 2020 đã nhận được 22.896 bài tham gia dự thi và cho thấy một tình yêu không nhỏ với việc đọc sách của các em nhỏ cũng như minh chứng cho sự thành công trong việc khuyến khích giới trẻ đọc sách.
Ðem yêu thương đến với trẻ em
09.03.2021
Trong nhiều năm qua, các hoạt động chăm lo, giúp đỡ hỗ trợ trẻ em, nhất là những em thiếu nhi, học sinh nghèo luôn được toàn xã hội quan tâm bằng những chương trình và hoạt động cụ thể, thiết thực. Ngay trong những ngày này, khi mà Tết Trung thu của các em đã và đang diễn ra, nhiều hoạt động thiết thực đã được tổ chức, mang đến cho trẻ em những tình cảm yêu thương, đầm ấm.
Xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em vùng khó khăn
27.02.2021
Sáng 14-6 tại Hà Nội, Tổ chức Cứu trợ trẻ em đã tổ chức “Ngày hội đọc sách” với mục đích xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em, nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn sách cho trẻ cũng như vận động hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng đọc viết và toán.
Chương trình sách giáo khoa mới: Hỗ trợ tối đa học sinh vùng khó
02.03.2021
Sách giáo khoa là mối quan tâm hàng đầu với GV, phụ huynh và học sinh cả nước, đặc biệt các tỉnh vùng khó. Bởi đây là bộ sách mới, mỗi trường có lựa chọn khác nhau, giá sách cao hơn… đòi hỏi cung ứng sách đúng tiến độ và có biện pháp hỗ trợ để học sinh khó khăn có đủ sách đến trường.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất