Thói quen đọc sách phải được tạo dựng từ trường học
16.09.2021
Việc triển khai giờ đọc sách trong trường học vừa là việc cần thiết, có cơ sở pháp lý, vừa phù hợp xu hướng giáo dục tiến bộ trên thế giới.

Hội nghị tổng kết Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 diễn ra sáng 28/12 tại Hà Nội. Ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám đốc công ty Đường sách TP.HCM - gửi bản tham luận đề xuất phương án phát triển văn hóa đọc.


Ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trang.

Văn hóa đọc phát triển nhưng chưa chuyển biến mạnh mẽ
Xuất phát từ tầm quan trọng của sách với sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân và cả đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương quan trọng liên quan hoạt động xuất bản và phát triển văn hóa đọc.

Chúng ta có thể kể đến chỉ thị 42 ngày 15/8/2004 của Ban bí thư về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản"; quyết định số 284 của Thủ tướng chọn ngày 21/4 hàng năm làm Ngày sách Việt Nam; quyết định 329 ngày 15/3/2017 của Thủ tướng về phê duyệt đề án Phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; luật về thư viện ra đời năm 2020; điều 30 về Phát triển văn hoá đọc, chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đưa các điều khoản mới về phát triển văn hoá đọc vào Điều lệ trường học các cấp.

Các chủ trương, chính sách của Đảng đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành xuất bản và văn hoá đọc của cộng đồng trong những năm qua. Nhiều hoạt động hội sách, đường sách, các tổ chức thiện nguyện khuyến đọc như Room To Read, Sách hay dành cho học sinh tiểu học, các thư viện cộng đồng, tủ sách thôn, tủ sách gia đình... mở ra trên nhiều tỉnh thành.

Đặc biệt, khu vực trường học có các cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc, Lớn lên cùng sách, Xe sách lưu động… thu hút cả triệu học sinh tham gia.

Số liệu thống kê của ngành xuất bản cho thấy trong 5 năm qua số đầu sách, số bản sách và doanh thu của thị trường sách liên tục tăng, cho thấy các chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nỗ lực của các cơ quan chức năng và toàn ngành xuất bản đã có tác động nhất định đối với sự phát triển văn hóa đọc

Tuy nhiên, như nhận định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ ba, khi nhìn vào thực tế, thói quen đọc sách của công chúng còn mờ nhạt, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ về văn hóa đọc trên bình diện quốc gia. Mặc dù có cố gắng, mỗi người Việt Nam chỉ có 1,4 bản sách/đầu người/năm và chỉ bằng 1/3 nước trong khu vực.

Tại sao văn hoá đọc của chúng ta thấp nghư vậy? Có nhiều nguyên nhân, nhưng lý do chủ yếu chính là người Việt Nam chưa có thói quen đọc sách. Đó là thói quen phải được tạo dựng từ khi còn bé, khi còn ngồi trên ghế nhà trường.


Học sinh biên giới Tây Ninh hào hứng với hoạt động của dự án Sách hay cho học sinh tiểu học. Ảnh: Liêu Lãm.

Tạo dựng thói quen đọc cho học sinh

Văn hoá đọc được tạo nên bởi ba thành tố: Thói quen đọc sách, sở thích đọc, kỹ năng đọc, trong đó thói quen đọc là thành tố cơ bản nhất.

Về thói quen đọc, các nhà khoa học đã xác định rằng: Việc đọc sách chỉ có thể trở thành thói quen khi nó được lặp đi lặp lại với một tần suất nhất định, trong một thời gian đủ dài.

Ông Richard Bamberger, người thành lập Viện nghiên cứu sách giáo khoa trường học nước Áo, đã nói: “Trên cơ sở kinh nghiệm rộng rãi có thể nói rằng nếu đến năm thứ 5 ở trường tiểu học, đứa trẻ không phải là người đọc nhiệt tình và không phát triển bất cứ sở thích đọc sách đặt biệt nào, thì có rất ít hy vọng tình hình sẽ thay đổi sau đó".

Tiến sĩ, giáo sư danh dự tại Đại học New York (Mỹ), bà Bernice Cullinan, khẳng định: “Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của kỹ năng đọc và trong việc hình thành thói quen đọc sách suốt đời”.

"Một số nước có nền văn hóa đọc phát triển, họ xây dựng việc đọc sách như là sự bắt buộc, được quy định trong chương trình học chính thức của nhà trường." - Ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam

Những nước phát triển hoặc một số nước Đông Nam Á có nền văn hoá đọc phát triển đều cho thấy họ đã xây dựng việc đọc sách như là sự bắt buộc, được quy định trong chương trình học chính thức của nhà trường.

Năm 2019, ông thị trưởng của thủ đô Jakarta trong buổi lễ khai mạc Hội sách các nước Đông Nam Á mà tôi đại diện Hội Xuất bản Việt Nam tham dự, đã nói về tầm quan trọng của việc hình thành thói quen đọc sách của học sinh Indonesia.

Ông nói rằng khi ông còn làm bộ trưởng Bộ Giáo dục Indonesia, ông đã ban hành quy định học sinh tiểu học trong chương trình chính thức phải có 15 phút đọc sách đầu giờ mỗi ngày (Indonesia là một trong ba nước Đông Nam Á cùng Malaysia, Singapore có người dân đọc sách nhiều nhất trong 61 nước được bình chọn).

Từ cách đặt vấn đề trên đây, chúng tôi thấy vai trò nhà trường rất quan trọng trong việc góp phần hình thành thói quen đọc sách cho học sinh, nên chúng tôi kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia phát triển văn hóa đọc bằng một số biện pháp.

Tổ chức tiết đọc sách cho học sinh với các hình thức khác nhau, được đưa vào thời khoá biểu chính thức của nhà trường.

Trước tiên, đưa tiết đọc sách vào cấp tiểu học, có thể áp dụng 15 phút mỗi đầu giờ (như Indonesia, hay một số trường ở TP. HCM, Hà Nội đã áp dụng); đảm bảo từ 2 đến 4 tiết/lớp/tháng như trong dự thảo hướng dẫn hoạt động thư viện năm học 2020-2021 mà Bộ đang lấy ý kiến để ban hành trong thời gian tới.

Ngoài ra, chúng tôi đề nghị cần thiết đổi mới việc dạy và học, yêu cầu tạo cơ hội cho học sinh tra cứu, sử dụng tài liệu tại thư viện ít nhất 1 tuần một lần. Giáo viên dạy môn học cho học sinh làm bài tập đòi hỏi học sinh tìm sách đọc, tra cứu thông tin để khuyến khích các em đọc trước khi học và đọc mở rộng những điều đã học trên lớp, đọc để làm các dự án, bài tập áp dụng tổng hợp các nội dung đã học.

Thông qua việc sử dụng nguồn sách đọc mở rộng có kế hoạch như vậy, học sinh sẽ có thể sử dụng thời gian của mình tại thư viện, sẽ tiếp xúc nhiều loại dữ liệu đọc khác nhau, khuyến khích họ ngày càng tự giác dấn thân vào đọc như những người đọc độc lập để trở thành người tự học tốt nhất.

Việc triển khai giờ đọc sách trong trường học vừa là một việc cần thiết, có cơ sở pháp lý, là phù hợp với xu hướng giáo dục tiến bộ trên thế giới

Tin chọn lọc khác
Quy định dán nhãn, phân phối sách tại các quốc gia
11.05.2024
Phân loại sách theo độ tuổi không phổ biến trên diện rộng như phim ảnh, nhưng một số quốc gia vẫn có quy định pháp lý riêng cho việc phát hành và phân phối.
Chào mừng đại hội Hội Xuất bản Việt Nam khóa V
12.07.2023
Sáng 12/7, tại Hà Nội diễn ra phiên họp thứ nhất Đại hội Hội Xuất bản Việt Nam khóa V với sự tham gia của gần 250 đại biểu thay mặt hơn 11.000 hội viên.  Đại hội Đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V và mục tiêu phát triển văn hoá đọc
Ngày hội sách và văn hóa đọc tại Lai Châu
28.04.2023
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện tổ chức Ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích thu hút sự tham gia của đông đảo thầy, cô giáo, học sinh, phụ huynh học sinh trong toàn huyện.
10 tựa sách hay tiêu biểu được giới thiệu trực tiếp từ các Nhà xuất bản
25.04.2023
Book365.vn trân trọng giới thiêu 10 tựa sách hay tiêu biểu được giới thiệu trực tiếp từ các Nhà xuất bản, bên cạnh hàng ngàn tựa sách được giới thiệu nhân dịp Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam năm nay. Xin mời Quý bạn tham khảo. 
Các sách trợ giá đến 50% tại Sàn
22.04.2023
Các nhà xuất bản, đơn vị phát hành trên Sàn Book365.vn (khoảng hơn 100 gian hàng) và một số đơn vị xuất bản lớn vẫn giới thiệu đến chúng ta hàng ngàn đầu sách với ưu đãi từ 15%-50% trong những ngày diễn ra Hội sách. 
Chương trình Ngày sách và Văn hoá đọc diễn ra tại Huế
21.04.2023
Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra chiều 21/4, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế. Nơi đây cũng diễn ra hội sách và nhiều sự kiện hấp dẫn cho người yêu đọc sách. Sau đây là chi tiết những sự kiện và hoạt động diễn ra tại Huế trong những ngày này. Book365.vn kính gửi thông đến Quý bạn: 
Sẵn sàng cho Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ hai tại Thừa Thiên - Huế
21.04.2023
Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra chiều nay 21/4, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế. Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.
Chương trình chào mừng Ngày sách và văn hoá đọc của Sàn Book365
20.04.2023
Năm nay, mặc dù chưa huy động được các nguồn tài trợ lớn như mọi năm để có những kỳ trợ giá sâu cho bạn đọc, tuy nhiên với tình yêu sách, tinh thần hưởng ứng “Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ II”, Book365 trân trọng và vui mừng thông tin đến toàn thể Quý bạn các chương trình sắp tới sẽ diễn ra trên Sàn như sau:
Trưng bày 11 sách cổ của triều Nguyễn
19.04.2023
Nhiều sách cổ triều Nguyễn được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trưng bày dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. 11 cuốn sách cổ triều Nguyễn được trưng bày ở điện Long An, nay là Bảo tàng cổ vật cung đình Huế, sáng 19/4. 
Vĩnh Phúc hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023
08.04.2023
Sáng 8/4, tại Trường THCS Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023.
Sôi nổi Ngày hội Sách và Văn hóa đọc - Phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Thái Nguyên
18.04.2023
Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ 2 - năm 2023, Ngày Sách và Bản quyền thế giới, ngày 18/4, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hóa (Định Hóa), Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc - Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Thái Nguyên năm 2023. Dự chương trình có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Định Hóa và giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn huyện.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023 "Sách cho tôi, cho bạn"
20.04.2023
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023, lễ khai mạc sẽ diễn ra lúc 8 giờ ngày 21/4. Các hoạt động tại đây kéo dài từ 21 đến hết 25/4, với các chương trình tọa đàm, giới thiệu tác giả tác phẩm, giao lưu, các chương trình văn nghệ, giới thiệu di sản văn hóa Huế…
Nâng cao văn hóa đọc, tầm quan trọng của việc đọc sách trong cuộc sống hiện đại
19.04.2023
Nhân dịp kỷ niệm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023, sáng nay (19/4), Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức một gian trưng bày sách tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia (số 58 Quán Sứ, Hà Nội) để giới thiệu các tác phẩm được lưu trữ trong thư viện của Đài. Việc đọc sách không chỉ có lợi cho sức khỏe tinh thần và phát triển cá nhân mà còn giúp thư giãn và khám phá thế giới xung quanh một cách mới mẻ.
Rộn ràng các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
20.04.2023
Ngày 21/4 tới đây, Ban Quản lý Phố Sách Hà Nội sẽ khai mạc sự kiện Sách - Cho bạn, cho tôi với sự tham gia hưởng ứng của các đơn vị xuất bản, công ty phát hành sách trên địa bàn thành phố. Đây cũng là chương trình được UBND quận Hoàn Kiếm phát động nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hoá đọc tại Phố Sách Hà Nội để nơi đây thực sự trở thành điểm đến văn hóa tại Thủ đô sau 6 năm đi vào hoạt động.
Các tác phẩm điêu khắc từ sách cũ
16.03.2023
Triển lãm của nghệ sĩ điêu khắc - tạo hình người Anh Su Blakcwell đã giới thiệu với du khách nhiều tác phẩm điêu khắc độc đáo tạo hình từ sách cũ.
Trích dẫn sách hay dành tặng phái nữ
08.03.2023
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Book365 xin gửi lời chúc đến một nửa xinh đẹp của thế giới, chúc quý bạn 365 ngày vui vẻ và ngập tràn hạnh phúc! Sau đây là một số trích dẫn sách hay về phụ nữ, rất mong đó sẽ là những lời động viên hiệu quả, giúp chị em tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất