Trong vài năm trở lại đây, môi trường thế giới đang trải qua những biến động lớn. Kinh tế khủng hoảng và chuyển sang trạng thái tăng trưởng “bình thường mới”, bảo hộ thương mại tăng lên, toàn cầu hoá và các bộ phận cấu thành chậm lại. Chính trị khủng hoảng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tuý, suy yếu của trật tự thế giới tự do. Cán cân quyền lực toàn cầu dịch chuyển. Cạnh tranh nước lớn quay trở lại. Quan hệ giữa các nước lớn bước vào một thời kỳ biến đổi chiến lược do xuất hiện những dàn xếp và động lực mới, ảnh hưởng tới xu hướng hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ giữa các nước. Các động thái này có thể đã diễn ra và được nhận thấy trong một thời gian, nhưng thời điểm mà một loạt các sự kiện như Tổng thống Trump lên nắm quyền, Brexit, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 hay xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ ở Doklam có thể trở thành bước ngoặt trong quan hệ của các nước.
Việc ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ được coi như một trong những diễn biến bất ngờ nhất trong chính trị Mỹ kể từ sau chiến tranh bất ngờ nhất trong chính trị Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai tới nay, và có thể là diễn biến bất ngờ trong quan hệ với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc. Với một tổng thống theo quan điểm nước Mỹ là trên hết (American first) thì mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ sẽ đi về đâu là một ẩn số khó đoán. Liệu lo ngại của Chính quyền Modi là chính sách “Mỹ là trước hết” của ông Trump sẽ làm suy yếu động lực của quan hệ Mỹ - Ấn Độ sẽ thành sự thực hay không? Chính quyền của Tổng thống Trump có cách nhìn nhận khác về sự trỗi dậy của Trung Quốc, và Ấn Độ hay không? Hội tụ về động lực quan hệ an ninh Mỹ - Ấn Độ sẽ vẫn còn tiếp tục? Lô gic thúc đẩy quan hệ an ninh Mỹ - Ấn Độ như trên còn phù hợp với bổi cảnh mới hiện nay hay không? Hai nước phối hợp như thế nào để xử lý Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng quyết đoán để hoàn thành Giấc mộng Trung Hoa của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây là những vấn đề cấp thiết cần được giải đáp hiện nay do chúng có ảnh hưởng quan trọng tới môi trường sinh tồn của Việt Nam.
Trong xu thế biến đổi này, quan hệ giữa các nước cũng đang có sự điểu chỉnh, sẽ có những mối quan hệ gia tăng yếu tố cạnh tranh điển hình như quan hệ Mỹ - Trung Quốc, và sẽ có những mối quan hệ gia tăng yếu tố hợp tác điển hình như quan hệ Mỹ - Ấn Độ. Trên cơ sở ứng phó với những thay đổi trong môi trường chiến lược mới và các mối quan hệ đang dịch chuyển, các nước sẽ điều chỉnh chiến lược, chính sách của mình cho phù hợp. Trong vài năm qua chúng ta chứng kiến Mỹ điều chỉnh chiến lược tới hai lần: tái cân bằng và hiện giờ là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Những nước như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang có sự điều chỉnh chính sách.
Là một quốc gia có vị trí quan trọng về địa chính trị trong một khu vực ngày càng tập trung lợi ích của các nước lớn, Việt Nam đang phải chịu nhiều sức ép do ảnh hưởng trong mối quan hệ giữa các nước lớn, nhất là ba nước Mỹ - Ấn Độ -Trung Quốc. Thăng trầm trong quan hệ giữa các nước lớn chắc chắn sẽ đặt ra cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Do đó, công trình nghiên cứu “Hợp tác an ninh của Mỹ với Ấn Độ trong bối cảnh mới” được thực hiện với hy vọng làm rõ thực trạng và xu hướng quan hệ hợp tác an ninh Mỹ - Ấn Độ trong bối cảnh thay đổi mới trên thế giới và khu vực, nhất là nhân tố Trung Quốc để hiểu được một phần bức tranh quan hệ giữa các nước lớn và làm rõ hệ quả ảnh hưởng tới an ninh khu vực.
Cuốn sách “Hợp tác an ninh của Mỹ với Ấn Độ trong bối cảnh mới” do TS. Nguyễn Lan Hương chủ biên được xuất bản với mong đợi sẽ phổ biến được kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả tới quý vị độc giả. Cuốn sách gồm 3 phần, chia thành 9 chương:
Phần I. Một thế giới đang thay đổi gồm 4 chương: Chương 1. Thay đổi trong một thế giới mới; Chương 2. Điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc trong bối cảnh mới; Chương 3. Quan điểm chính sách hợp tác an ninh Mỹ - Ấn Độ của chính quyền Trump; Chương 4. Quan điểm chính sách hợp tác an ninh Mỹ - Ấn Độ của chính quyền Modi.
Phần II. Diễn biến mới trong hợp tác an ninh Mỹ - Ấn Độ gồm 3 chương tiếp theo: Chương 5. Hợp tác an ninh Mỹ - Ấn Độ trong bối cảnh song phương; Chương 6. Hợp tác an ninh Mỹ - Ấn Độ trong bối cảnh đa phương; Chương 7. Xu hướng phát triển quan hệ an ninh Mỹ - Ấn Độ.
Phần III. Tác động tới an ninh khu vực gồm 2 chương cuối: Chương 8. Tác động tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Chương 9. Tác động tới khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả!
:Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
:NXB Khoa học xã hội
:2022
:Nguyễn Lan Hương
:20x14 (cm)
:480 (g)
:Bìa mềm
:522
:9786043640373
Chi tiết về các phương thức mua hàng và các tùy chọn thanh toán có thể được thanh toán
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Chi tiết giao hàng của các gian hàng cho các đơn hàng
Tối đa 2 ngày làm việc (đóng cửa vào Chiều thứ 7 - Ngày Chủ nhật) sau khi kiểm tra tồn kho thành công
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đánh giá & bình luận