Bài phát biểu về hoàn thành số hoá truyền hình
12.12.2022

Ngày 12/1/2021

Thưa các đồng chí và các bạn,

Thưa các bạn phóng viên thân mến,

Công nghệ truyền hình đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ truyền hình cơ học đến truyền hình điện tử (đen trắng), sang truyền hình màu, đến nay là truyền hình số và trong tương lai có thể sẽ là truyền hình thông minh, truyền hình 3D. 

Tại thời điểm này - những ngày đầu tiên của năm 2021, Việt Nam chúng ta vừa hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất được ban hành theo Quyết định số 2451 ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 9 năm phấn đấu không mệt mỏi, đến nay Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN năm 2010 là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự vào năm 2020.

Hôm nay, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo công bố Đề án số hóa truyền hình đã được thực hiện thành công.

Chúng ta đã hoàn thành 4 mục tiêu lớn của Đề án, đó là:

1)- Hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc. Hiệu quả sử dụng tần số của truyền hình số mặt đất cao hơn 30 lần so với truyền hình tương tự. Vì vậy đã giải phóng được 112MHz thuộc băng tần 700MHz - là băng tần “vàng” để phủ sóng 5G toàn quốc, trong khi vẫn có đủ tần số cho nhiều kênh truyền hình hơn trước.

2)- Đã mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ sóng tại trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương 20% dân số) đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số), xuống đến huyện, xã, thôn, bản.

3)- Đã thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình mà trước kia là “sân” riêng của các Đài PTTH nhà nước. Nếu như năm 2011 chỉ có Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC làm truyền hình số mặt đất thì đến năm 2020 đã có 5 đơn vị làm, trong đó có 4 công ty cổ phần. Nguồn lực xã hội tham gia số hoá truyền hình đã đạt trên 50%.

4)- 100% các đài PTTH địa phương đã được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá tập trung vào sản xuất nội dung chương trình. Cách đây 9 năm, tức là vào năm 2011 thì 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng.

Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là nước thứ 5 hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự, 4 nước đã hoàn thành trước chúng ta là: Brunei năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019 và Thái Lan đầu năm 2020, đều là các nước có qui mô dân số nhỏ hơn, và địa hình dễ phủ sóng hơn. Chúng ta đã giữ đúng cam kết với toàn khối ASEAN - hoàn thành việc tắt sóng trước năm 2020.

Trên thế giới thì chúng ta là nước thứ 78 trên 193 nước hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự. Tức là thuộc nhóm các nước hoàn thành trước.

Tắt sóng truyền hình tương tự là một việc khó, nhất là khi bắt đầu Đề án này năm 2011 thì đến 90% các hộ gia đình vẫn đang dùng truyền hình tương tự. Và Việt Nam cũng là một nước lớn về dân số, đứng thứ 13-14 trên thế giới, địa hình lại phức tạp, nhiều đồi núi, làm cho việc số hoá truyền hình còn khó hơn nữa. 

Nhưng chúng ta đã có những cách tiếp cận phù hợp để thực hiện thành công Đề án.

1)- Có lộ trình phù hợp. Làm thí điểm trước tại Đà Nẵng, sau 3 năm chuẩn bị thì Đà Nẵng là địa phương đầu tiên tắt sóng thành công. Tiếp theo là các thành phố lớn, thu nhập cao, sau đó là các tỉnh đồng bằng và cuối cùng là các địa phương miền núi.

2)- Đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Chúng ta đã chọn công nghệ DVB-T2 để số hóa truyền hình mặt đất khi mới chỉ có 6 nước chọn công nghệ này. Nhưng đây là công nghệ tiên tiến, vừa có chất lượng cao hơn, vừa tiết kiệm băng tần hơn. Và thực tế đã chứng minh chúng ta đúng, khi năm 2020 này thì 90% các nước sử dụng công nghệ DVB đã chọn công nghệ DVB-T2. 

3)- Trong khi ngân sách nhà nước còn khó khăn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất Chính phủ cho phép sử dụng Quỹ VTCI để hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo thiết bị thu kỹ thuật số. Đã có gần 2 triệu hộ gia đình được hỗ trợ với chi phí trên 1.000 tỷ đồng. Các hộ nghèo và cận nghèo đã được xem các chương trình truyền hình với chất lượng cao và miễn phí.

4)- Thiết lập riêng một tổng đài để tiếp nhận phản ánh và hỗ trợ các hộ dân trong quá trình chuyển đổi. Các khó khăn khi sử dụng công nghệ mới hoặc thiếu sóng truyền hình kỹ thuật số đã được trợ giúp và xử lý kịp thời.

5)- Vì việc tắt sóng truyền hình liên quan đến hàng trăm triệu dân, trên 20 triệu hộ gia đình trên toàn quốc, nên việc truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhân dân phải nhận thức được việc tắt sóng tương tự là để nâng cao chất lượng truyền hình, là để xem được nhiều kênh hơn, trong đó có những kênh chuyên đề về y tế, giáo dục, nông nghiệp giúp nâng cao đời sống cho bà con, là để Việt Nam sánh vai với các nước khác để từ đó ủng hộ chính sách của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy công nghệ mới. Đã tổ chức 24 hội nghị tập huấn, mỗi quận/huyện có ít nhất 8 cán bộ được tập huấn, trên 10.000 hệ thống loa phường xã đã liên tục và tích cực truyền thông về chương trình chuyển đổi từ sóng truyền hình tương tự sang sóng truyền hình số hoá.

Trong tương lai, việc chuyển đổi công nghệ trong nhiều lĩnh vực sẽ xảy ra. Những kinh nghiệm tốt của tắt sóng truyền hình tương tự và số hoá truyền hình sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công hơn những chuyển đổi trong thời gian tới. Đất nước muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải liên tục chuyển đổi, chuyển đổi để tiến tới những điều tốt đẹp hơn.

Kính thưa các đồng chí,

Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tôi xin trân trọng tuyên bố, đến hết năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự và hoàn thành việc số hoá truyền hình trên phạm vi toàn quốc.

Nhân dịp năm mới Tân Sửu sắp tới, thay mặt Bộ Thông tin và Truyền thông, tôi xin phép được chúc tất cả các đồng chí nhiều sức khỏe, niềm vui và nhiều thành công mới, chúc một năm mới thật tốt đẹp sẽ đến với đất nước chúng ta và tất cả chúng ta, chúc Việt Nam bước vào một giai đoạn mới với khát vọng hùng cường thịnh vượng.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tin chọn lọc khác
Năm 2023 là năm dữ liệu số Việt Nam
13.04.2023
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ ngành và địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu…
Điều nhắn gửi cuối năm của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
13.04.2023
Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại cuộc họp Giao ban cuối năm 2022 của Bộ TT&TT diễn ra ngày 09/1/2023.
Mỗi thế hệ phải kể được câu chuyện của mình
13.04.2023
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Phần mềm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn mỗi thế hệ của Vinasa đều phải kế thừa quá khứ và mở ra tương lai. Không kế thừa quá khứ là không giữ cái gốc của mình, không giữ cái gốc, cái nền nhà mình thì khó mà đi xa, có đi xa thì lại không bền, không vững.
Người giỏi nhất bây giờ là người biết ai giỏi nhất cái gì
13.04.2023
Nhân dịp đầu xuân năm mới Qúy Mão 2023, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã gặp mặt và chúc tết lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động Trường Cao đẳng Công nghiệp In.
Cái mới dễ ở chỗ...
13.04.2023
Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc với Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về cách để sách đến hàng triệu người
17.03.2023
Zing News giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại cuộc làm việc ngày 2/3/2023 với Cục Xuất bản, In và Phát hành và một số đơn vị trong ngành Xuất bản. Ngành Xuất bản, In và Phát hành (sau đây sẽ gọi tắt là ngành Xuất bản) là một ngành lớn, vừa chính trị, vừa văn hóa, vừa kinh tế. Chính trị là giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng. Văn hóa là qua sách để lưu trữ, tích lũy và bồi đắp các giá trị Việt Nam. Xuất bản, In và Phát hành là lĩnh vực kinh tế với quy mô trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm và đang tiếp tục tăng trưởng, với 57 nhà xuất bản, hàng nghìn cơ sở in, phát hành và hàng trăm nghìn lao động.
Khát vọng Việt Nam tạo ra Việt Nam
25.01.2023
Chắc chỉ những ai đã từng khởi nghiệp, lập nghiệp rồi dựng lên một doanh nghiệp xuất sắc thì mới hiểu nỗi gian truân, nhọc nhằn, vất vả, rủi ro, hiểm nguy, hy sinh và mất mát của người đứng đầu doanh nghiệp. Nhưng cũng chỉ những ai đã từng dựng lên một doanh nghiệp thì mới cảm nhận hết niềm vui thành công, niềm vui cống hiến của doanh nhân. Người đứng đầu thì phải chịu nỗi cô đơn, cũng vì thế mà là người đứng đầu. Số đã định như vậy rồi, trời đã định như vậy rồi, chắc cũng không nên phàn nàn.
Đi ra nước ngoài là để Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của nhân loại
23.02.2023
Năm 2023, Bộ TT&TT sẽ mở chiến dịch hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài. Hội nghị ngày hôm nay là hội nghị đầu tiên.
Doanh nghiệp công nghệ số đi con đường Việt Nam
17.02.2023
Năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp Bộ, ngành và địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu; là xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn quốc gia; là xử lý dữ liệu số để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế.
Năm 2023 sẽ là năm tạo ra các kết quả và giá trị thiết thực trong Chuyển đổi số
27.02.2023
Nền tảng số là một phần cứng, một phần mềm, một đơn vị vận hành nhưng dùng chung cho toàn quốc, toàn ngành, toàn địa phương. Bởi vậy, người đứng đầu các Bộ, ngành trung ương, người đứng đầu các địa phương phải là người quyết định, chỉ đạo, rồi thực thi triển khai các nền tảng số. Năm 2023, mỗi đồng chí Bộ trưởng, mỗi đồng chí Chủ tịch xác định một số nền tảng số quan trọng nhất, giải quyết vấn đề, nỗi đau lớn nhất của ngành mình, địa phương mình, để triển khai. Quyết tâm chính trị của người đứng đầu là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về năm 2023
16.03.2023
Năm 2023 là năm chất lượng làm thể chế. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phải sửa nhiều luật, nghị định. Cái gì mới đưa vào là phải khả thi, tạo ra sự phát triển, tạo ra sự quản lý tốt hơn. Cái gì đưa vào mà không khả thi thì hoặc cản trở phát triển, hoặc không quản lý được thì nhờn pháp luật, hoặc mâu thuẫn thì gây ra lộn xộn. Đã làm thì phải làm thật chắc tay. Mà phải là người đứng đầu trực tiếp tham gia làm luật pháp. Nhân viên thì cả đời có khi chưa bao giờ làm luật, nay bị giao làm luật, đây cũng là bất cập.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về nền tảng làm việc số
16.03.2023
Tổ chức nhà nước nào thì cũng sẽ gặp những vấn đề sau: Chất lượng cán bộ, công viên chức không đồng đều; khi một người có kiến thức tốt rời đi là một mất mát lớn đối với tổ chức; một người mới vào lại bắt đầu từ số 0; công việc luôn tăng lên, người thì luôn giảm đi; lương thì thấp, mà yêu cầu ngày một tăng; các qui định ngày càng nhiều, không ai có thể nhớ hết; các vùng xám cũng không ngừng tăng và cũng vì vậy mà tăng lên các rủi ro pháp lý do sai sót không cố ý. Phải là một người rất siêu việt mới có thể tồn tại được trong bối cảnh này. Nhưng người siêu việt thì lại có nhiều lựa chọn khác ngoài nhà nước. Vậy có cách nào để những người không siêu việt có thể làm được ở khu vực nhà nước không?
Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị công tác văn phòng ngành TT&TT diễn ra vào ngày 2/8/2022
16.03.2023
Làm nghề mà yêu nghề thì là hạnh phúc. Làm nghề mà không yêu nghề thì là gánh nặng. Gánh nặng một ngày hai ngày thì được, gánh nặng một đời thì là hoài phí một đời. Bởi vậy, làm nghề thì phải yêu nghề. Đã cố hết sức mà không yêu được nghề thì nên chuyển nghề. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một tố chất đặc biệt nào đó và vì thế, sẽ có một nghề hợp với mình.
Ba đặc điểm quan trọng của Tạp chí Thông tin và Truyền thông
10.02.2023
Câu chuyện của Tạp chí Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là câu chuyện của khá nhiều tạp chí Việt Nam. Mà Việt Nam có tới trên 600 tạp chí. Nếu giải quyết tốt câu chuyện của Tạp chí TT&TT thì là gợi mở cho nhiều tạp chí khác. Anh Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng và Cục Báo chí rất nên coi giải câu chuyện cho Tạp chí TT&TT là giải một câu chuyện lớn hơn, là câu chuyện tạp chí Việt Nam.
Chuyển đổi số tạo cơ hội để đại chúng hoá văn hoá, thu hẹp khoảng cách tiếp cận và thụ hưởng văn hoá
28.02.2023
“Dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá” là cách tiếp cận phổ quát để phát triển nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị chắc cũng cần cách tiếp cận này. Chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam cũng dựa trên các nguyên tắc này.
Công nghệ số là cơ hội để tái sinh ngành xuất bản Việt Nam
16.03.2023
Ngày 2/3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cùng đoàn công tác của Bộ TT&TT đã làm việc với Cục Xuất bản, In và Phát hành nhằm đưa ra định hướng phát triển cho Cục, cho ngành thời gian tới.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất