Khát vọng Việt Nam tạo ra Việt Nam
16.03.2023


Thuận lợi thường không tạo ra sự xuất sắc

Thời chiến thì vinh danh quân đội, tướng lĩnh và người lính, thời bình thì vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân và người lao động.

Chắc chỉ những ai đã từng khởi nghiệp, lập nghiệp rồi dựng lên một doanh nghiệp xuất sắc thì mới hiểu nỗi gian truân, nhọc nhằn, vất vả, rủi ro, hiểm nguy, hy sinh và mất mát của người đứng đầu doanh nghiệp. Nhưng cũng chỉ những ai đã từng dựng lên một doanh nghiệp thì mới cảm nhận hết niềm vui thành công, niềm vui cống hiến của doanh nhân. Người đứng đầu thì phải chịu nỗi cô đơn, cũng vì thế mà là người đứng đầu. Số đã định như vậy rồi, trời đã định như vậy rồi, chắc cũng không nên phàn nàn.

Nhưng lại chính những thách thức, hiểm nguy ấy, những sự cô đơn ấy đã rèn, đã tôi chúng ta thành những doanh nhân xuất sắc. Thuận lợi thường không tạo ra sự xuất sắc. Gian khổ thì có thể. Đã là doanh nhân thì không chọn sự dễ dàng. Vì dễ dàng tạo ra sự trung bình. Mà sự trung bình thì không tồn tại được trong cạnh tranh.

Doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy một sứ mệnh quốc gia làm thành sứ mệnh của mình để dẫn dắt doanh nghiệp đi xa hơn nữa

Việt Nam trong lịch sử từng là một nước nhược tiểu, vì vậy mà thường xuyên bị xâm lăng. Gần 1000 năm Bắc thuộc, gần 100 năm là thuộc địa của phương Tây, rồi nhiều cuộc chiến tranh, mỗi lần là hàng chục năm mới dành lại được đất nước, mới thống nhất được giang sơn. Và khi dành lại được thì đất nước cũng đã tan hoang. Lại dựng xây từ đầu để rồi 50-70 năm sau lại một cuộc xâm lăng mới và lịch sử lặp lại. Mấy nghìn năm nay là vậy, Việt Nam cứ lên rồi xuống, chưa bao giờ vượt lên thành cường quốc để không có kẻ thù nào dám đếm xâm phạm, để vì thế mà hòa bình lâu dài, để vì thế mà xây dựng và tích luỹ lâu dài thành nước hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc.

Liệu chúng ta có thể thay đổi được vận mệnh này không?

Các nước đang phát triển mà hóa rồng, hóa hổ thì thường là khi có một cuộc CMCN mới xảy ra. Cơ hội này đang đến, đó là cuộc CMCN lần thứ tư, mà chủ yếu là các công nghệ số thế hệ mới. Nhưng chúng ta phải nhớ, cơ hội không đến với tất cả, nó chỉ đến với số ít, mỗi cuộc CMCN cũng chỉ vài nước hóa rồng, đó là những nước nắm bắt được cơ hội và dũng cảm, tiên phong đi đầu.

Ai là người tạo nên điều này? Là doanh nhân, doanh nghiệp. Những doanh nhân, doanh nghiệp xuất sắc. Lúc này, 10 năm tới, chính là các doanh nghiệp công nghệ số. Vậy là, thế hệ chúng ta được Trời Đất, Cha Ông, Lịch sử trao cho sứ mệnh dùng công nghệ số để làm cho Việt Nam hoá rồng, hoá hổ, để kết thúc vận mệnh bao nghìn năm nay là một quốc gia, một đất nước nhược tiểu. Không làm được việc này là có tội với lịch sử, có tội với con cháu. Không làm được việc này là Việt Nam lại phải đợi 50 năm nữa, 100 năm nữa, hoặc lâu hơn, hoặc mãi mãi.

Hãy nhìn Viettel làm được chiếc “nỏ thần”, làm được thiết bị mạng 5G, đi ra nước ngoài với doanh thu trên trên 3 tỷ USD; VinGroup làm được ôtô xuất sang Mỹ; FPT đi làm công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số cho các nước đã phát triển như Nhật, Mỹ và có doanh thu trên 1 tỷ USD; Zalo là một ứng dụng Việt Nam có số tài khoản còn trên cả Facebook tại Việt Nam. Những doanh nghiệp này, những doanh nhân này gây cảm hứng, tạo niềm tin cho chúng ta là “có thể làm được”. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm được thì chắc chắn Việt Nam sẽ hoá rồng.

Hoá rồng, hoá hổ thì phải dẫn dắt quốc gia. Chúng ta có thuận lợi là một đảng lãnh đạo. Một đảng lãnh đạo thì có thể huy động và tập trung được mọi nguồn lực của xã hội, của đất nước để thực hiện việc lớn lao, vĩ đại: Việt Nam hoá rồng thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu này.

Doanh nghiệp thì kinh doanh phải có lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Nhưng sau lợi nhuận sẽ là gì? Không lẽ lại tiếp tục là lợi nhuận? Sau lợi nhuận phải là sứ mệnh giải quyết một bài toán, một nỗi đau của đất nước, của nhân loại, để đất nước cường thịnh, để nhân loại hạnh phúc hơn. Và cũng vì giải bài toán lớn, nỗi đau lớn mà doanh thu, lợi nhuận cũng sẽ lớn hơn. Bởi vậy mà, các doanh nghiệp xuất sắc, các doanh nghiệp lớn thường nhận lấy một sứ mệnh quốc gia làm thành sứ mệnh của mình để dẫn dắt doanh nghiệp đi xa hơn nữa, gắn mình với quốc gia hơn nữa. Quốc gia, dân tộc thì trường tồn. Doanh nghiệp mà gắn mình với nó thì cũng vì vậy mà trường tồn.

Doanh nghiệp mà lớn thì nhiều người sẽ nhìn thấy, thành công thì cũng có nhiều giám sát hơn. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn to ra nữa một cách bền vững thì chỉ còn một cách duy nhất là thượng tôn pháp luật. Pháp luật cũng có những kẽ hở, nhưng đã là doanh nghiệp lớn thì hãy lớn lên bằng cách tạo ra giá trị thay vì tận dụng kẽ hở của pháp luật.


Tương lai của ngành Thông tin và Truyền thông

Nhận thức mới của chúng ta về công nghệ số. Công nghệ thông tin là ngành công nghiệp về xử lý thông tin, là cái có ngữ nghĩa. Cái có ngữ nghĩa thì không nhiều và xử lý nó cũng không sinh ra nhiều giá trị mới. Công nghệ số là ngành công nghiệp về xử lý dữ liệu số, bao gồm chủ yếu là những cái không có ngữ nghĩa. Cái không có ngữ nghĩa thì vô hạn, nó lớn hơn hàng triệu lần so với thông tin, cứ mỗi 2 ngày thì dữ liệu sinh ra tương đương với thông tin của 2000 năm trước đó. Lần đầu tiên, công nghệ đã có thể số hóa được hầu hết thế giới thực, tạo ra vô hạn dữ liệu số, và có khả năng truyền đưa, lưu trữ, xử lý được dữ liệu lớn. Công nghệ số xử lý được cái không có ngữ nghĩa để sinh ra tri thức mới, giá trị mới và tạo ra sự phát triển. Xử lý được dữ liệu số vô hạn và vô nghĩa để sinh ra giá trị mới thì giá trị mới cũng vì vậy mà sẽ là vô hạn. Đây thực sự là sự phát triển mới của nhân loại.

Nghị quyết Trung ương 6 khoá XIII của Đảng ta, tháng 10 năm 2022, đã chính thức coi chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới có tính đột phá, giúp đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; công nghiệp hóa chính là chuyển đổi số lĩnh vực chế tạo và sản xuất; hiện đại hóa là chuyển đổi số tất cả các lĩnh vực, bao gồm kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường; công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng. Công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo, sẽ thâm nhập vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi tổ chức và mọi việc. Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá là khi máy móc thay lao động chân tay, còn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với công nghệ cơ bản của nó là công nghệ số, thì máy móc bắt đầu thay lao động trí óc, nó giúp cho mọi tổ chức thông minh hơn. Đây là cuộc cách mạng về thông minh hóa.

10 năm tới sẽ là những chuyển dịch quan trọng: từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số; từ công nghệ thông tin sang công nghệ số; từ ứng dụng CNTT sang chuyển đổi số; từ xử lý thông tin hữu hạn sang xử lý dữ liệu số vô hạn để sinh ra giá trị mới; từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số; từ gia công, lắp ráp sang Make in Viet Nam; từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính; từ báo chí sang truyền thông số; công nghệ số trở thành lực lượng sản xuất cơ bản, nhân tài số trở thành nguồn lực cơ bản, đổi mới số trở thành động lực cơ bản cho sự phát triển.

Các định hướng lớn trong năm 2023

Năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ ngành và địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu; là xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn quốc gia; là xử lý dữ liệu số để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Bộ TT&TT sẽ cầm nhịp về năm dữ liệu số để tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu. Tạo ra dữ liệu số và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số.

Năm 2023 là năm thực hiện các chiến lược đã được ban hành. Bộ TT&TT sẽ ban hành các hướng dẫn thực thi chiến lược, tiến hành đo lường và công bố công khai các chỉ tiêu chiến lược. Từ trước đến nay, chúng ta thường thiếu những việc này, không hướng dẫn, không đo lường, và vì vậy, mà gọi là chiến lược “ngăn kéo”. Tức là chiến lược làm ra và để trong ngăn kéo.

Năm 2023, sau 3 năm Covid, các hoạt động hợp tác quốc tế bị cầm chừng, Bộ TT&TT sẽ mở chiến dịch hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài. Mang tri thức, công nghệ số của Việt Nam đi mở cõi. Nhà nước mở đường, rồi người đi trước kéo người đi sau. Để thế giới biết đến Việt Nam thì không chỉ vì Việt Nam là nơi đến mà còn là do nơi Việt Nam đến.


Gìn giữ non sông, làm rạng danh non sông là sứ mệnh mới của doanh nghiệp Việt Nam

Báo chí, xuất bản và truyền thông thổi khát vọng “hoá rồng, hoá hổ” ngấm vào từng người Việt Nam. Công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số tạo lên chiếc cánh công nghệ Việt Nam.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã thành danh thì hãy thượng tôn pháp luật, hãy nhận lấy sứ mệnh giúp Việt Nam hóa rồng, hóa hổ, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, hãy gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia, hãy gắn vận mệnh của mình với vận mệnh quốc gia. Gìn giữ non sông, làm rạng danh non sông là sứ mệnh mới của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam thì không chỉ làm ra sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mà còn phải làm ra vũ khí bảo vệ Việt Nam.

Năm mới, nhận thức mới tạo ra năng lượng mới, nghĩ ra không gian mới, nghĩ ra nguồn lực mới, làm việc tạo ra kết quả thiết thực, vì thế mà thấy hạnh phúc, gia đình nhỏ, gia đình to đầm ấm!

Khát vọng Việt Nam tạo ra Việt Nam!

Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Tin chọn lọc khác
Test-Cái mới dễ ở chỗ...
26.03.2024
Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc với Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam.
Năm 2023 là năm dữ liệu số Việt Nam
13.04.2023
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ ngành và địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu…
Điều nhắn gửi cuối năm của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
13.04.2023
Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại cuộc họp Giao ban cuối năm 2022 của Bộ TT&TT diễn ra ngày 09/1/2023.
Mỗi thế hệ phải kể được câu chuyện của mình
13.04.2023
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Phần mềm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn mỗi thế hệ của Vinasa đều phải kế thừa quá khứ và mở ra tương lai. Không kế thừa quá khứ là không giữ cái gốc của mình, không giữ cái gốc, cái nền nhà mình thì khó mà đi xa, có đi xa thì lại không bền, không vững.
Người giỏi nhất bây giờ là người biết ai giỏi nhất cái gì
13.04.2023
Nhân dịp đầu xuân năm mới Qúy Mão 2023, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã gặp mặt và chúc tết lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động Trường Cao đẳng Công nghiệp In.
Cái mới dễ ở chỗ...
13.04.2023
Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc với Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về cách để sách đến hàng triệu người
17.03.2023
Zing News giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại cuộc làm việc ngày 2/3/2023 với Cục Xuất bản, In và Phát hành và một số đơn vị trong ngành Xuất bản. Ngành Xuất bản, In và Phát hành (sau đây sẽ gọi tắt là ngành Xuất bản) là một ngành lớn, vừa chính trị, vừa văn hóa, vừa kinh tế. Chính trị là giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng. Văn hóa là qua sách để lưu trữ, tích lũy và bồi đắp các giá trị Việt Nam. Xuất bản, In và Phát hành là lĩnh vực kinh tế với quy mô trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm và đang tiếp tục tăng trưởng, với 57 nhà xuất bản, hàng nghìn cơ sở in, phát hành và hàng trăm nghìn lao động.
Khát vọng Việt Nam tạo ra Việt Nam
25.01.2023
Chắc chỉ những ai đã từng khởi nghiệp, lập nghiệp rồi dựng lên một doanh nghiệp xuất sắc thì mới hiểu nỗi gian truân, nhọc nhằn, vất vả, rủi ro, hiểm nguy, hy sinh và mất mát của người đứng đầu doanh nghiệp. Nhưng cũng chỉ những ai đã từng dựng lên một doanh nghiệp thì mới cảm nhận hết niềm vui thành công, niềm vui cống hiến của doanh nhân. Người đứng đầu thì phải chịu nỗi cô đơn, cũng vì thế mà là người đứng đầu. Số đã định như vậy rồi, trời đã định như vậy rồi, chắc cũng không nên phàn nàn.
Đi ra nước ngoài là để Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của nhân loại
23.02.2023
Năm 2023, Bộ TT&TT sẽ mở chiến dịch hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài. Hội nghị ngày hôm nay là hội nghị đầu tiên.
Doanh nghiệp công nghệ số đi con đường Việt Nam
17.02.2023
Năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp Bộ, ngành và địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu; là xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn quốc gia; là xử lý dữ liệu số để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế.
Năm 2023 sẽ là năm tạo ra các kết quả và giá trị thiết thực trong Chuyển đổi số
27.02.2023
Nền tảng số là một phần cứng, một phần mềm, một đơn vị vận hành nhưng dùng chung cho toàn quốc, toàn ngành, toàn địa phương. Bởi vậy, người đứng đầu các Bộ, ngành trung ương, người đứng đầu các địa phương phải là người quyết định, chỉ đạo, rồi thực thi triển khai các nền tảng số. Năm 2023, mỗi đồng chí Bộ trưởng, mỗi đồng chí Chủ tịch xác định một số nền tảng số quan trọng nhất, giải quyết vấn đề, nỗi đau lớn nhất của ngành mình, địa phương mình, để triển khai. Quyết tâm chính trị của người đứng đầu là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về năm 2023
16.03.2023
Năm 2023 là năm chất lượng làm thể chế. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phải sửa nhiều luật, nghị định. Cái gì mới đưa vào là phải khả thi, tạo ra sự phát triển, tạo ra sự quản lý tốt hơn. Cái gì đưa vào mà không khả thi thì hoặc cản trở phát triển, hoặc không quản lý được thì nhờn pháp luật, hoặc mâu thuẫn thì gây ra lộn xộn. Đã làm thì phải làm thật chắc tay. Mà phải là người đứng đầu trực tiếp tham gia làm luật pháp. Nhân viên thì cả đời có khi chưa bao giờ làm luật, nay bị giao làm luật, đây cũng là bất cập.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về nền tảng làm việc số
16.03.2023
Tổ chức nhà nước nào thì cũng sẽ gặp những vấn đề sau: Chất lượng cán bộ, công viên chức không đồng đều; khi một người có kiến thức tốt rời đi là một mất mát lớn đối với tổ chức; một người mới vào lại bắt đầu từ số 0; công việc luôn tăng lên, người thì luôn giảm đi; lương thì thấp, mà yêu cầu ngày một tăng; các qui định ngày càng nhiều, không ai có thể nhớ hết; các vùng xám cũng không ngừng tăng và cũng vì vậy mà tăng lên các rủi ro pháp lý do sai sót không cố ý. Phải là một người rất siêu việt mới có thể tồn tại được trong bối cảnh này. Nhưng người siêu việt thì lại có nhiều lựa chọn khác ngoài nhà nước. Vậy có cách nào để những người không siêu việt có thể làm được ở khu vực nhà nước không?
Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị công tác văn phòng ngành TT&TT diễn ra vào ngày 2/8/2022
16.03.2023
Làm nghề mà yêu nghề thì là hạnh phúc. Làm nghề mà không yêu nghề thì là gánh nặng. Gánh nặng một ngày hai ngày thì được, gánh nặng một đời thì là hoài phí một đời. Bởi vậy, làm nghề thì phải yêu nghề. Đã cố hết sức mà không yêu được nghề thì nên chuyển nghề. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một tố chất đặc biệt nào đó và vì thế, sẽ có một nghề hợp với mình.
Ba đặc điểm quan trọng của Tạp chí Thông tin và Truyền thông
10.02.2023
Câu chuyện của Tạp chí Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là câu chuyện của khá nhiều tạp chí Việt Nam. Mà Việt Nam có tới trên 600 tạp chí. Nếu giải quyết tốt câu chuyện của Tạp chí TT&TT thì là gợi mở cho nhiều tạp chí khác. Anh Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng và Cục Báo chí rất nên coi giải câu chuyện cho Tạp chí TT&TT là giải một câu chuyện lớn hơn, là câu chuyện tạp chí Việt Nam.
Chuyển đổi số tạo cơ hội để đại chúng hoá văn hoá, thu hẹp khoảng cách tiếp cận và thụ hưởng văn hoá
28.02.2023
“Dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá” là cách tiếp cận phổ quát để phát triển nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị chắc cũng cần cách tiếp cận này. Chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam cũng dựa trên các nguyên tắc này.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất