Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xử lý thông tin chống phá Đảng, Nhà nước
11.12.2022

Tháng 5/2019

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ,

Kính thưa các đồng chí Thường trực Chính phủ

Kính thưa các đồng chí tham dự,

Về phạm vi của báo cáo. Báo cáo chỉ tập trung vào các thông tin chống phá Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Báo cáo cũng chỉ tập trung vào các trang Web/Blog và mạng xã hội nước ngoài. Đây vốn là các vấn đề nổi cộm, kéo dài, đánh thẳng vào chế độ của ta, ngày càng tăng, tiềm ẩn nguy cơ mất chế độ, cần có xử lý một cách cơ bản, trước khi diễn ra Đại hội đảng các cấp, tức là trong năm 2019, cơ bản phải xong.

Về nguồn phát tán thông tin, có 2 loại chính. 1- Các trang Web/Blog; 2- Các nền tảng mạng xã hội, mà cơ bản là Facebook và Youtube. 

 Về các trang Web/Blog

- Các trang Web hoạt động thường xuyên, hiện khoảng 1.200-1.300 trang. Các trang này hoạt động như một tờ báo, khá bài bản, có tài chính hỗ trợ. 

- Các trang lấy tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Hầu hết các đồng chí Trung ương đều có trang Web mang tên, trong đó có 25 trang thường xuyên hoạt động, mang tên lãnh đạo cấp cao, thí dụ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

- Về phương án xử lý. Các trang này là chặn lọc được, nếu các nhà mạng đầu tư công nghệ chặn lọc mới. Bức tường lửa theo công nghệ cũ là có thể vượt qua dễ dàng, do vậy việc chặn lọc trước đây không hiệu quả. Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các nhà mạng đầu tư công nghệ chặn lọc mới (DPI). Viettel, Mobifone, VietnamMobile đã đầu tư xong. Vinaphone hết tháng 6 sẽ xong. Các mạng nhỏ như FPT, CMC, Netnam Bộ sẽ chỉ đạo tiếp. Công nghệ mới này người Việt Nam đã làm chủ, cụ thể là Viettel đã phát triển thành công, không cần mua của nước ngoài. CF đầu tư công nghệ không lớn, một mạng lớn như VNPT cũng mất không quá 5 triệu USD. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã xây dựng xong công cụ ra lệnh và kiểm tra tự động việc chặn lọc của các nhà mạng. Trước đây, có ra lệnh nhưng không ai kiểm tra. Nay Bộ có thể kiểm soát ai làm, ai không làm. Bộ có thể cam kết, tất cả các mạng sẽ đầu tư công nghệ mới và thực hiện chặn lọc hiệu quả, từ tháng 9/2019.

Về mạng xã hội Facebook và Youtube. 2 mạng này, chúng ta nên có ứng xử khác nhau. Vì Facebook thì cơ bản là không thực hiện yêu cầu của Việt Nam, yêu cầu 10 thì thực hiện 1; chỉ gần đây khi Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên bố Facebook vi phạm pháp luật Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, lãnh đạo Chính phủ khi tiếp lãnh đạo Facebook luôn yêu cầu phải thực thi pháp luật Việt Nam thì tình hình mới tốt lên, yêu cầu 10 thì thực hiện khoảng 6, nhưng về bản chất là không thay đổi, thí dụ Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook chặn Việt Tân, trang được ta tuyên bố là khủng bố, nhưng Facebook trả lời chính thức là không, chúng ta còn có bằng chứng về việc Việt Tân trả tiền cho Facebook để quảng cáo Việt Tân đến nhiều người trên mạng của Facebook. Youtube thì ngay từ đầu đã thực hiện khá nghiêm túc yêu cầu của Việt Nam, yêu cầu 10 thì thực hiện 8. Đề xuất của Bộ là rắn tay với Facebook trước. Một số biện pháp pháp lý, kinh tế, kỹ thuật đề nghị triển khai với Facebook trước.

Về mạng xã hội Facebook.

Có 2 loại trang Facebook: Trang cá nhân và trang công cộng có nhiều người tham gia.

1)- Trang Facebook cá nhân

- Hiện có khoảng 14.000 Facebook cá nhân phát tán thông tin vi phạm. Trong đó, sinh ra thông tin gốc là trên 500 người, còn lại 96% là lan truyền thông tin gốc. Đáng chú ý là, trong số 500 người sinh ra thông tin, có một số người là nhà báo (ngày làm báo, tối về lên mạng), dẫn dắt mọi người tranh luận, phát tán thông tin. Trong số 14.000 cá nhân Facebook này, mới có 70% là có định danh thông qua số điện thoại di động Việt Nam, 30% còn lại có thể là không đăng ký hoặc ở nước ngoài.

- Phương án xử lý. Nếu có số điện thoại di động thì cơ bản xử lý được, vì từ số điện thoại sẽ tìm ra người, và công an có thể tiếp cận. Bởi vậy, việc yêu cầu Facebook phải định danh các trang Facebook cá nhân là cần thiết và bắt buộc.

- Với các trang Facebook cá nhân nước ngoài, thì phải yêu cầu Facebook gỡ bỏ. Tức là bắt buộc Facebook thực thi luật pháp Việt Nam.

2)- Trang Facebook công cộng

- Facebook công cộng (fanpage), hoặc Facebook diễn đàn (group), hoạt động như tờ báo, có ban biên tập, những người gửi bài lên các trang này là giấu tên, người quản lý trang cũng giấu tên. Những trang lớn, có trên 10.000 người theo dõi, là 218. Tính thù địch trên các trang này là rất mạnh.

- Phương án xử lý. Vẫn có thể tìm ra người đứng đằng sau các trang Facebook công cộng này, nhưng xác suất không cao. Biện pháp chính vẫn phải là yêu cầu Facebook thực thi pháp luật. Nhưng, lãnh đạo cao nhất của Facebook cũng đã trả lời bằng văn bản là không chặn các trang cộng đồng này vì là để bảo vệ giá trị tự do mà Facebook theo đuổi. Việt Nam sẽ phải đấu tranh rất mạnh với Facebook về nội dung này.

 Về mạng xã hội Youtube.

- Các kênh Youtube giống như kênh TV, có lực lượng biên tập, có nguồn tài chính. Số kênh vi phạm hoạt động với tần suất cao là 81 (theo yêu cầu của Việt Nam, Youtube đã gỡ 15 trang), có những kênh lớn có tới 600.000 người đăng ký. Số lượng video vi phạm chưa gỡ là khoảng 55.000, trong đó, 60-70% là tin chống phá, 30% là nói xấu lãnh đạo.

- Phương án xử lý. 1- Yêu cầu Youtube định danh các kênh. 2- Yêu cầu Youtube hợp tác gỡ các trang vi phạm, tập trung các trang, video nhiều người xem trước.

Về một số giải pháp pháp lý, kinh tế, kỹ thuật mang tính căn bản.

1- Về pháp lý. Luật và NĐ về an ninh mạng yêu cầu các mạng xã hội đăng ký người dùng phải chính danh, chịu trách nhiệm về việc tự gỡ bỏ các trang vi phạm pháp luật, có văn phòng tại Việt Nam, thực thi các yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm về việc gỡ bỏ, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam không được giao dịch với các mạng xã hội đã bị tuyên bố vi phạm pháp luật. Qui định thêm về việc xử phạt, mức phạt cao, có thể theo doanh thu, (châu Âu dự thảo phạt tới 4% tổng doanh thu, khoảng 1,4 tỷ USD; Singapore phạt hàng triệu USD, người đưa tin, lan truyền tin và chủ mạng xã hội có thể bị phạt tù). Có qui định về Fake News, tiến tới ra luật về tin giả. Việc này Thủ tướng đã giao Bộ Công an chủ trì đề xuất. Mức cao hơn nữa là yêu cầu các mạng xã hội nước ngoài nếu mã hoá thông tin thì phải chuyển giao khoá, việc này đã được qui định tại Luật An toàn thông tin. Đề nghị Thủ tướng giao Ban Cơ yếu chi tiết hoá qui định này. Nếu làm được việc này thì chúng ta có thể chủ động ngăn chặn mà không cần yêu cầu mạng xã hội nước ngoài.

2- Về kinh tế. Kiểm soát dòng tiền của mạng xã hội: Tiền các Công ty Việt Nam trả quảng cáo cho mạng xã hội, tiền mạng xã hội trả cho các cá nhân tham gia mạng xã hội. Các dòng tiền này đều đi qua ngân hàng, thẻ tín dụng. Khi mạng xã hội vi phạm pháp luật, Ngân hàng nhà nước có thể chặn các dòng tiền này. Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Ngân hàng nhà nước, đề nghị Thủ tướng giao Ngân hàng nhà nước triển khai các giải pháp ngăn chặn dòng tiền bất hợp pháp. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài chính về việc đóng thuế của các mạng xã hội, đề nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì việc này. Doanh thu của các mạng xã hội tại Việt Nam khoảng 12.000 tỷ đồng nhưng chưa đóng thuế.

3- Về kỹ thuật. 1- Làm chậm mạng xã hội: Loại bỏ Caching, các mạng xã hội đang đặt máy chủ trung gian tại các nhà mạng, có thể yêu cầu gỡ bỏ; có thể yêu cầu nhà mạng giảm băng thông các mạng xã hội. 2- Chặn lọc cục bộ, với các kỹ thuật mới, chúng ta có thể chặn tới mức từng thuê bao viễn thông, từng thôn, xã, huyện, tỉnh. 3- Chặn toàn bộ mạng xã hội có thời hạn, giống như đình bản các báo. Hiện nay, mạng xã hội Việt Nam đã có trên 60 triệu tài khoản, nếu đình bản mạng xã hội nước ngoài thì mạng trong nước có cơ hội tăng trưởng cao. Chúng ta nên thực tập việc này để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam. 4- Có phương án kỹ thuật để Internet Việt Nam hoạt động bình thường khi ngắt khỏi Internet toàn cầu (Nga đã làm), đây là trường hợp khẩn cấp nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Chúng ta phải luôn sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất. Giải pháp 1 có thể áp dụng khi mạng xã hội bị tuyên bố vi phạm pháp luật. Giải pháp 2 do Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo qui định của Luật An ninh mạng. Giải pháp 3, đề xuất khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Giải pháp 4 thực hiện khi đất nước cận chiến tranh hoặc chiến tranh.

4- Mạng xã hội Việt Nam. Phát triển các mạng xã hội Việt Nam để số người dùng tương đương với số người dùng mạng xã hội nước ngoài. Hiện nay, số tài khoản các mạng xã hội nước ngoài khoảng 80-85 triệu. Chúng ta đã có trên 60 triệu tài khoản mạng xã hội trong nước, phấn đấu đến 2020-2022 là tương đương, nhất là khi các mạng xã hội nước ngoài phải tuân thủ pháp luật như các mạng xã hội trong nước thì mạng xã hội Việt Nam chắc chắn sẽ tương đương nước ngoài sớm hơn, vào năm 2020. 

Về một số kiến nghị

Quan điểm chung: không nên đặt mục tiêu đưa tỷ lệ tin xấu, tiêu cực về 0. Thứ nhất, điều này là không khả thi, vì môi trường không gian mạng là động, liên tục có tin mới. Thứ hai, nếu làm được thì cũng không tốt, vì một tỷ lệ tin tiêu cực vừa đủ (3-5%, một tin xấu thường có độ lan tỏa gấp 6-7 lần tin tốt, nếu 3-5% tin xấu tức là tương đương 20-30% mức độ ảnh hưởng), không làm xói mòn niềm tin xã hội, nhưng lại đủ để cảnh tỉnh chúng ta làm tốt hơn và cũng là một van xả các bức xúc của xã hội.  

1- Có đầu mối chỉ đạo thống nhất về việc chặn lọc thông tin chống phá Đảng, Nhà nước. Một đầu mối chỉ đạo. Có thể cân nhắc giao cho Ban Tuyên giáo. Về các vấn đề liên quan  toàn diện đến an toàn, an ninh mạng thì nên có một ban chỉ đạo quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, trong ban chỉ đạo này có tiểu ban về bảo vệ nền tảng của chế độ. Ban chỉ đạo phải có bộ phận giúp việc, operation. Khẩn cấp thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp.

2- Giám sát không gian mạng để phát hiện báo cáo ban chỉ đạo. Chính phủ tập trung đầu tư cho 3 Trung tâm giám sát quốc gia lớn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an và Quốc phòng. Với các công nghệ mới 4.0 thì việc giám sát không gian mạng là khả thi. Các ban, bộ ngành, địa phương cũng phải thực hiện việc giám sát các lĩnh vực của mình trên không gian mạng.

3- Về thống nhất các đầu mối thực thi. Yêu cầu các nhà mạng, các chủ mạng xã hội gỡ bỏ nội dung thì giao Bộ Thông tin và Truyền thông, vì bộ này quản lý nước, cấp phép cho các chủ thể này. Điều tra, xử lý các cá nhân, chủ thể vi phạm thì giao Bộ Công an.

4- Một số việc đề xuất có chỉ đạo làm ngay. Xử lý các trang Web lớn chống phá và giả mạo lãnh đạo. Yêu cầu tháo gỡ một số trang chống phá có số người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Yêu cầu các nhà mạng tháo gỡ máy chủ caching của Facebook, vì mạng xã hội này đã bị Việt Nam tuyên bố vi phạm pháp luật.

5- Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị giao các Bộ Công an, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước, Tài chính các nhà mạng hoàn thành các giải pháp pháp lý, kinh tế, kỹ thuật như đã trình bày ở trên.

6- Đề nghị Thủ tướng giao các Bộ Ngoại giao, Tư pháp đánh giá tác động ảnh hưởng quốc tế, pháp luật quốc tế khi Việt Nam áp dụng các biện pháp nêu trên.

Nhận định chung: Vừa qua mọi việc chưa tốt là vì 2 lý do: 1- Thiếu chỉ đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ. 2- Không làm mạnh tay, thả lỏng, thả rông. Thời gian tới cần: Chỉ đạo tập trung và làm mạnh tay. Chúng ta có luật pháp trong tay, có lực lượng trong tay, có nguồn lực trong tay, có công nghệ trong tay, bởi vậy, chúng ta phải làm được.

Tin chọn lọc khác
Năm 2023 là năm dữ liệu số Việt Nam
13.04.2023
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ ngành và địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu…
Điều nhắn gửi cuối năm của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
13.04.2023
Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại cuộc họp Giao ban cuối năm 2022 của Bộ TT&TT diễn ra ngày 09/1/2023.
Mỗi thế hệ phải kể được câu chuyện của mình
13.04.2023
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Phần mềm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn mỗi thế hệ của Vinasa đều phải kế thừa quá khứ và mở ra tương lai. Không kế thừa quá khứ là không giữ cái gốc của mình, không giữ cái gốc, cái nền nhà mình thì khó mà đi xa, có đi xa thì lại không bền, không vững.
Người giỏi nhất bây giờ là người biết ai giỏi nhất cái gì
13.04.2023
Nhân dịp đầu xuân năm mới Qúy Mão 2023, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã gặp mặt và chúc tết lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động Trường Cao đẳng Công nghiệp In.
Cái mới dễ ở chỗ...
13.04.2023
Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc với Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về cách để sách đến hàng triệu người
17.03.2023
Zing News giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại cuộc làm việc ngày 2/3/2023 với Cục Xuất bản, In và Phát hành và một số đơn vị trong ngành Xuất bản. Ngành Xuất bản, In và Phát hành (sau đây sẽ gọi tắt là ngành Xuất bản) là một ngành lớn, vừa chính trị, vừa văn hóa, vừa kinh tế. Chính trị là giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng. Văn hóa là qua sách để lưu trữ, tích lũy và bồi đắp các giá trị Việt Nam. Xuất bản, In và Phát hành là lĩnh vực kinh tế với quy mô trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm và đang tiếp tục tăng trưởng, với 57 nhà xuất bản, hàng nghìn cơ sở in, phát hành và hàng trăm nghìn lao động.
Khát vọng Việt Nam tạo ra Việt Nam
25.01.2023
Chắc chỉ những ai đã từng khởi nghiệp, lập nghiệp rồi dựng lên một doanh nghiệp xuất sắc thì mới hiểu nỗi gian truân, nhọc nhằn, vất vả, rủi ro, hiểm nguy, hy sinh và mất mát của người đứng đầu doanh nghiệp. Nhưng cũng chỉ những ai đã từng dựng lên một doanh nghiệp thì mới cảm nhận hết niềm vui thành công, niềm vui cống hiến của doanh nhân. Người đứng đầu thì phải chịu nỗi cô đơn, cũng vì thế mà là người đứng đầu. Số đã định như vậy rồi, trời đã định như vậy rồi, chắc cũng không nên phàn nàn.
Đi ra nước ngoài là để Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của nhân loại
23.02.2023
Năm 2023, Bộ TT&TT sẽ mở chiến dịch hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài. Hội nghị ngày hôm nay là hội nghị đầu tiên.
Doanh nghiệp công nghệ số đi con đường Việt Nam
17.02.2023
Năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp Bộ, ngành và địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu; là xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn quốc gia; là xử lý dữ liệu số để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế.
Năm 2023 sẽ là năm tạo ra các kết quả và giá trị thiết thực trong Chuyển đổi số
27.02.2023
Nền tảng số là một phần cứng, một phần mềm, một đơn vị vận hành nhưng dùng chung cho toàn quốc, toàn ngành, toàn địa phương. Bởi vậy, người đứng đầu các Bộ, ngành trung ương, người đứng đầu các địa phương phải là người quyết định, chỉ đạo, rồi thực thi triển khai các nền tảng số. Năm 2023, mỗi đồng chí Bộ trưởng, mỗi đồng chí Chủ tịch xác định một số nền tảng số quan trọng nhất, giải quyết vấn đề, nỗi đau lớn nhất của ngành mình, địa phương mình, để triển khai. Quyết tâm chính trị của người đứng đầu là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về năm 2023
16.03.2023
Năm 2023 là năm chất lượng làm thể chế. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phải sửa nhiều luật, nghị định. Cái gì mới đưa vào là phải khả thi, tạo ra sự phát triển, tạo ra sự quản lý tốt hơn. Cái gì đưa vào mà không khả thi thì hoặc cản trở phát triển, hoặc không quản lý được thì nhờn pháp luật, hoặc mâu thuẫn thì gây ra lộn xộn. Đã làm thì phải làm thật chắc tay. Mà phải là người đứng đầu trực tiếp tham gia làm luật pháp. Nhân viên thì cả đời có khi chưa bao giờ làm luật, nay bị giao làm luật, đây cũng là bất cập.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về nền tảng làm việc số
16.03.2023
Tổ chức nhà nước nào thì cũng sẽ gặp những vấn đề sau: Chất lượng cán bộ, công viên chức không đồng đều; khi một người có kiến thức tốt rời đi là một mất mát lớn đối với tổ chức; một người mới vào lại bắt đầu từ số 0; công việc luôn tăng lên, người thì luôn giảm đi; lương thì thấp, mà yêu cầu ngày một tăng; các qui định ngày càng nhiều, không ai có thể nhớ hết; các vùng xám cũng không ngừng tăng và cũng vì vậy mà tăng lên các rủi ro pháp lý do sai sót không cố ý. Phải là một người rất siêu việt mới có thể tồn tại được trong bối cảnh này. Nhưng người siêu việt thì lại có nhiều lựa chọn khác ngoài nhà nước. Vậy có cách nào để những người không siêu việt có thể làm được ở khu vực nhà nước không?
Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị công tác văn phòng ngành TT&TT diễn ra vào ngày 2/8/2022
16.03.2023
Làm nghề mà yêu nghề thì là hạnh phúc. Làm nghề mà không yêu nghề thì là gánh nặng. Gánh nặng một ngày hai ngày thì được, gánh nặng một đời thì là hoài phí một đời. Bởi vậy, làm nghề thì phải yêu nghề. Đã cố hết sức mà không yêu được nghề thì nên chuyển nghề. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một tố chất đặc biệt nào đó và vì thế, sẽ có một nghề hợp với mình.
Ba đặc điểm quan trọng của Tạp chí Thông tin và Truyền thông
10.02.2023
Câu chuyện của Tạp chí Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là câu chuyện của khá nhiều tạp chí Việt Nam. Mà Việt Nam có tới trên 600 tạp chí. Nếu giải quyết tốt câu chuyện của Tạp chí TT&TT thì là gợi mở cho nhiều tạp chí khác. Anh Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng và Cục Báo chí rất nên coi giải câu chuyện cho Tạp chí TT&TT là giải một câu chuyện lớn hơn, là câu chuyện tạp chí Việt Nam.
Chuyển đổi số tạo cơ hội để đại chúng hoá văn hoá, thu hẹp khoảng cách tiếp cận và thụ hưởng văn hoá
28.02.2023
“Dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá” là cách tiếp cận phổ quát để phát triển nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị chắc cũng cần cách tiếp cận này. Chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam cũng dựa trên các nguyên tắc này.
Công nghệ số là cơ hội để tái sinh ngành xuất bản Việt Nam
16.03.2023
Ngày 2/3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cùng đoàn công tác của Bộ TT&TT đã làm việc với Cục Xuất bản, In và Phát hành nhằm đưa ra định hướng phát triển cho Cục, cho ngành thời gian tới.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất