Book365 xin giới thiệu 11 sách hay giúp bạn đọc hiểu hơn về văn hóa Việt Nam, cảm nhận xuyên suốt về văn hóa các vùng miền Việt Nam trong suốt chiều dài của lịch sử, mời quý bạn tìm đọc.
1. Việt Nam phong tục
Ấn bản đầy đủ nhất của “Việt Nam phong tục” - tập khảo cứu toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt xưa của học giả Phan Kế Bính. Tập sách có thêm phần chú giải, hiệu chỉnh giúp độc giả ngày nay có thể hiểu rõ hơn tác phẩm.
"Việt Nam phong tục” là một sách về văn hóa nghiên cứu khá kĩ lưỡng và toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt, từ phong tục trong gia đình, làng xã đến phong tục quốc gia, xã hội được viết với văn phong hiện đại dù vẫn chịu ảnh hưởng của lối viết biền ngẫu đăng đối trong văn học cổ. Mỗi chương, mục đều được tác giả trình bày và diễn giải khúc chiết, ngắn gọn, rõ ràng với quan điểm khá tân tiến so với những người cùng thời.
Ấn bản “Việt Nam phong tục” của NXB Kim Đồng được in bìa cứng với gần 100 minh hoạ sống động của hoạ sĩ Bùi Ngọc Thuỷ.
“Ta ngoảnh lại mà xem những tục cũ thì tỏ ra nhiều điều ngày trước là hay mà bây giờ hóa ra hủ bại lắm rồi.
Đó cũng không phải là tổ tiên ta khi trước có vụng dại gì, chỉ là thời thế mỗi lúc một khác, mà mỗi lần biến cải thì cái trình độ khai hóa lại tấn tới thêm lên một tầng. Ấy cũng là cái lẽ tự nhiên của tạo hóa như thế.
Tuy vậy cái tục cũ truyền nhiễm đã lâu, không dễ mà một mai đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần dần, trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy.”
Link mua sách (Giá: 143.100đ – đã giảm 10%): https://book365.vn/sach/1110819_viet-nam-phong-tuc.html
2. Combo sách Không gian Văn hóa Việt Nam
Bộ sách được biên soạn dựa trên những kết quả nghiên cứu đã được thừa nhận và công bố của ngành Văn hóa học Việt Nam từ góc nhìn địa - văn hóa. Bộ sách giới thiệu về các tiểu vùng văn hóa xứ Thanh, xứ Huế và Sài Gòn Gia Định trong tổng thể văn hóa Việt Nam, thuộc thể loại khoa học thường thức. Nội dung bao gồm các kiến thức cơ bản về lịch sử - văn hóa đặc trưng của từng tiểu vùng văn hóa, được viết bằng văn phong của các tác phẩm “văn hóa sử”, với lời văn trong sáng, dung dị. Các nội dung, thành tố văn hóa được diễn giải chi tiết, cụ thể bằng lời văn, có sử dụng tranh ảnh minh họa.
Link mua sách (Giá: 170.850đ – đã giảm 15%): https://book365.vn/sach/418495_combo-sach-khong-gian-van-hoa.html
3. Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam
Văn hóa vùng hình thành trên cơ sở giao lưu, giao tiếp lâu đời giữa các dân tộc có sự tương đồng về kinh tế, xã hội, cùng sinh sống trong một vùng địa lý nhất định, văn hóa vùng đóng vai trò như là bước trung gian, như cái cầu nối, để từ văn hóa tộc người, thai nghén và hình thành văn hóa quốc gia; và ngược lại, từ văn hóa quốc gia, tác động trở lại các xu hướng phát triển của văn hóa tộc người, văn hóa vùng. Cuốn sách 09 chương giúp ta có cái nhìn tổng quan về bản sắc văn hoá đất nước ta:
Chương 1: Phác thảo phân vùng văn hoá ở Việt Nam
Chương 2: Vùng Văn Hoá Đồng Bằng Bắc Bộ
Chương 3: Vùng Văn Hoá Đông Bắc Bắc Bộ
Chương 4: Vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ
Chương 5: Vùng Văn Hoá Duyên Hải Bắc Trung Bộ
Chương 6: Vùng văn hoá duyên hải Trung Và Nam Trung Bộ
Chương 7: Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên
Chương 8: Vùng Văn hoá Nam Bộ
Chương 9: Vùng Thể Loại Văn Hoá
Link mua sách (Giá: 126.000đ – đã giảm 25%): https://book365.vn/sach/1156567_ban-sac-van-hoa-vung-o.html
4. 500 câu hỏi đáp sắc màu văn hóa Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực địa chí, văn hóa học và lịch sử - văn hóa Việt Nam đã đưa ra nhiều phương án nhận thức và phân loại đối với từng vùng miền văn hóa cấu thành tổng thể không gian văn hóa Việt Nam. Trong đó, phác thảo phân vùng văn hóa ở Việt Nam thành hai cấp độ là vùng văn hóa và tiểu vùng văn hóa của Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cùng các đồng nghiệp nhận được nhiều ý kiến tán đồng, nhất trí. Theo cách phân chia này, tổng thể không gian văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, được tạo thành từ 7 vùng văn hóa (Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung và NamTrung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Nam Bộ) và 23 tiểu vùng văn hóa (Đất Tổ - Phú Thọ, xứ Bắc, Thăng Long - Hà Nội, xứ Đông, xứ Nam, xứ Lạng, rẻo cao Việt Bắc, Tây Bắc, miền núi Thanh - Nghệ, hỗn hợp Thái - Mường, xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Huế, xứ Quảng, Bình Định - Phú Yên, cực nam Trung Bộ, Trường Sơn, Bắc Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên, sông Đồng Nai, Sài Gòn - Gia Định, đồng bằng sông Cửu Long).
Các vùng và tiểu vùng văn hóa này có quy mô, sắc thái khác nhau, hòa hợp và đan cài vào nhau trong sự đa dạng và thống nhất. Song, trong phạm vi cuốn sách về văn hóa này, tác giả chỉ lựa chọn phác họa một vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên và 16 tiểu vùng văn hóa khác đã được đầu tư khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu từ lâu, có những kết quả rõ rệt, để tạo thành 17 sắc màu văn hóa rõ nét, độc đáo và có vị trí quan trọng hơn cả trong tổng thể không gian văn hóa Việt Nam.
Cuốn sách là kết quả của một quá trình dày công so sánh, lọc chọn những nét đặc sắc trong biển tri thức văn hóa mênh mông, ngút ngàn, đa dạng của các miền, vùng, nhằm giới thiệu đến độc giả những giá trị văn hóa riêng biệt, tạo nên bản sắc của từng vùng, miền đất nước.
Link mua sách (Giá: 123.250đ – đã giảm 15%): https://book365.vn/sach/449637_500-cau-hoi-dap-sac-mau.html
5. 500 câu hỏi Lịch sử văn hóa Việt Nam
Hai tác giả Hà Nguyễn và Phùng Nguyên đã thể hiện những sự kiện, văn hoá lịch sử của đất nước dưới hình thức những câu hỏi - đáp ngắn gọn - một xu hướng biên soạn sách phù hợp với độc giả ngày nay, đặc biệt là lớp trẻ lớn lên dưới ảnh hưởng của những cuốn truyện tranh kiệm lời thoại. Độc giả sẽ không mất quá nhiều thời gian tra cứu mà vẫn có thể hiểu những khái niệm, những sự kiện một cách khái quát nhất, cô đọng nhất của đất nước, dân tộc qua cuốn 500 câu Hỏi - Đáp lịch sử-văn hoá Việt Nam.
Sách chia làm 2 phần: Phần 1: Lịch sử-Văn hoá Việt Nam, những vấn đề chung; Phần 2: Theo dòng lịch sử - văn hoá Việt Nam. Chỉ chiếm chừng 30 trang đầu của tác phẩm nhưng phần Một nêu những vấn đề "vĩ mô" rất hấp dẫn, lý thú, chẳng hạn như: Không gian lãnh thổ Việt Nam hiện nay được giới hạn như thế nào? Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc từ đâu? Không gian văn hoá Việt Nam hiện nay về cơ bản được xác lập như thế nào? Không gian văn hoá Việt Nam được tạo thành bởi 3 vùng văn hoá lớn. Đó là những vùng nào? Trong lịch sử Việt Nam (từ khởi thuỷ đến 1945) từng có bao nhiêu kinh đô? Sự mở rộng nước ta kéo dài về phía Nam diễn tiến trong lịch sử như thế nào?, v.v.
Phần Hai gồm các câu hỏi-đáp lịch sử chia theo 8 giai đoạn: Từ khởi thuỷ đến trước thế kỷ X; từ thế X đến thế kỷ XV; từ thế kỷ XV đến trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858); từ năm 1858 đến 1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; từ 1975 đến nay. Ở phần này, người đọc có thể tiếp cận một cách nhanh nhất nhiều vấn đề liên quan đến dấu vết đầu tiên của con người trên lãnh thổ Việt Nam, sự hình thành Nhà nước sơ khai của người Việt cổ, người Việt trồng lúa nước và sự ra đời nền văn minh sông Hồng. Những năm tháng tiếp theo được đánh dấu bởi việc lập kinh đô Thăng Long của nhà Lý, các triều đại phong kiến, các cuộc kháng chiến vĩ đại chống ngoại xâm phương Bắc, chống Pháp, chống Mỹ tiến tới thống nhất và tái thiết đất nước. Đặc biệt, phần cuối cuốn sách đề cập đến những vấn đề đương đại lớn của Việt Nam, những chuyển biến mạnh mẽ nhằm hội nhập quốc tế...
500 câu hỏi - đáp Lịch sử - văn hóa Việt Nam thực sự là một sách hay và là tài liệu bổ ích để tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc theo như câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên trang đầu "Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam", cần thiết cho mọi người nói chung và cho cả phóng viên, biên tập viên ngành thông tấn nói riêng.
Link mua sách (Giá: 80.750đ – đã giảm 15%): https://book365.vn/sach/449639_500-cau-hoi-lich-su-van.html
6.Gương Phong Tục
Gương phong tục là một cuốn sách quý chất chứa tinh hoa văn hóa dân gian được kế thừa bởi tấm lòng gìn giữ của tác giả Đoàn Duy Bình - Hàn lâm điển tịch.
Xin trích một vài đoạn trong BÀI TỰA của người biên chép để độc giả có thể hiểu thêm về giá trị của cuốn sách:
“Thiên hạ mỗi nước có một phong tục, mà trong nước cũng mỗi nơi có một phong tục. Những nhời ca dao này tức là cái tinh thần hồn phách của thói tục trong nước hiện ra. Hễ thói tục hay thì có câu ca dao hay, thói tục dở thì có câu ca dao dở. Điều hơn nhẽ thiệt, kẻ dại người khôn, không sự gì là không đủ, cũng là một cái gương cho người trong nước ta soi chung. Không cứ nhớn nhỏ giai gái, ai cũng nên đem cái gương này mà soi vào mình; điều hay thì nghĩ xem mình có được như thế không; điều dở thì xét xem mình có phải như thế không? Hay khen, hèn chê, nào ai có bưng miệng thiên hạ được; tốt phô xấu đậy, chưa dễ mà che mắt thế gian. Nhời ông bà cổ sơ nói chẳng điều nào bỏ đi, thực là một sự khuyên răn rất thiết cho người ta, không phải là để nghêu ngao cho đỡ buồn mà thôi...”
Cuốn sách này tác giả chép nhặt công phu, từng được đăng trên Đông Dương tạp chí năm 1916 - 1917 từ số 59 đến 104. Nội dung cuôn sách được tác giả lựa lấy từng câu chia thành các mục rõ ràng, nói có sách, mách có chứng, chú thích toàn điển phương ngôn, hay thì khen, hèn thì chê, quan điểm nghị luận đầy học thức, sắc sảo
Link mua sách (Giá: 143.650đ – đã giảm 15%): https://book365.vn/sach/1156567_ban-sac-van-hoa-vung-o.html
7. Huyền thoại về một vùng đất – Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Ê-đê
Lịch sử đã lùi xa nhưng các di sản của văn hóa Tây Nguyên vẫn còn đó. Không gian văn hóa Tây Nguyên vẫn vang ngân tiếng đàn đá, các dàn cồng chiêng vẫn hòa nhịp với âm hưởng của núi rừng, rượu cần trong các ché cổ vẫn thấm, vẫn ngấm say lòng người. Chiều sâu văn hóa của đất và người Tây Nguyên đã và đang là động lực phát triển, là nguồn động năng lớn cuốn hút những tấm lòng, trí tuệ gần xa đến với “Miền đất huyền ảo” Cao Nguyên.
Với cách tiếp cận liên ngành và khu vực học, cuốn sách “Huyền thoại về một vùng đất – Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Ê-đê” của GS.TS.NGƯT. Nguyễn Văn Kim tham góp một góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đã dành nhiều trang viết đậm chất suy tư về sự huyền ảo, chất bi tráng, anh hùng, kỳ vĩ của Tây Nguyên được thể hiện và phản ánh trong sử thi Dăm Săn và các bộ sử thi của đồng bào Ê-đê.
Qua đó, một Tây Nguyên giàu tiềm năng văn hóa, kinh tế đang trỗi dậy và chắc chắn (dù còn nhiều khó khăn, thách thức) sẽ tiếp tục có những đóng góp xứng đáng với văn hóa Việt Nam, văn hóa châu Á và thế giới.
Link mua sách (Giá: 209.250đ – đã giảm 25%): https://book365.vn/sach/1196424_huyen-thoai-ve-mot-vung.html
8. Tết hoàng cung
Tết hoàng cung là tuyển tập những khám phá, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phước Hải Trung về không gian Tết chốn cung đình nhà Nguyễn. Cuốn sách được sắp xếp theo bốn chuyên mục: “Tết Hoàng cung Huế”, “Năm Dần nói chuyện với hổ trong văn hóa cung đình”, “Tết & mùa xuân trong thơ vua” và “Bảo vật của tinh thần dân tộc”. Mỗi chuyên mục trong sách lại tái hiện cho chúng ta một phần của không khí Tết chốn cung đình khi xưa.
Mời bạn bước vào chuyên mục “Tết Hoàng cung Huế” với những thông tin thú vị và bổ ích về các lễ nghi, truyền thống hoàng cung của triều đại gần với chúng ta nhất – nhà Nguyễn. Những nghi thức như Lễ Ban sóc, Lễ Tiến xuân ngưu, Lễ Tế Giao, trồng cây Nêu… sẽ được tái hiện một cách chi li qua ngòi bút của tác giả, giúp chúng ta hình dung một cách đầy đủ nhất về không khí ngày Tết nơi cung đình.
Nếu yêu thi ca, hãy đến với “Tết & mùa xuân trong thơ vua” để thưởng thức những bài thơ Tết được sáng tác trong và xoay quanh nơi cung đình nhộn nhịp như bài thơ Tết của vua Thiệu Trị, hay được mở mang thêm kiến thức về ẩm thực Tết thời Nguyễn với sách thơ “Thực phổ bách biên”…
Và trong chuyên mục cuối cùng, “Bảo vật của tinh thần dân tộc”, bạn sẽ có dịp cùng tác giả điểm qua những hiện vật mang tính biểu tượng của cung đình nhà Nguyễn, những hiện vật biểu trưng cho một thời đại huy hoàng đã đi qua trong dòng chảy của lịch sử.
Link mua sách (Giá: 228.650đ – đã giảm 15%): https://book365.vn/sach/1158658_tet-hoang-cung.html
9. Lịch sử và Văn hóa Việt Nam - Từ góc nhìn đổi mới
Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến ngày nay có thể được coi như một chuỗi kế tiếp những hệ hình kích cỡ khác nhau, trong mỗi hệ hình lại ẩn chứa những tiểu hệ hình. Những hệ hình lịch sử chính tương đương với những thời kỳ lịch sử lớn là nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Giới học giả vẫn còn đang tranh cãi về việc phân kỳ rạch ròi các thời kỳ đó.
Cuốn sách xét đến 3 hệ hình chính với các thể chế chính trị tương ứng là hệ hình quân chủ quan liêu thời trung đại, hệ hình thuộc địa thực dân thời cận đại và hệ hình cộng hòa hậu thuộc địa thời hiện đại. Đó cũng là việc “hệ hình hóa” ba thực thể xã hội tương đương, bao gồm “Việt Nam truyền thống”, “Việt Nam thời thuộc Pháp” và “Việt Nam mới”. Những hệ hình lịch sử này, bên cạnh những nội dung khác biệt về bản chất, đã có một số đặc trưng chung tương đồng. Về cấu trúc, đó là các hệ hình lai ghép giữa yếu tố bản địa nội sinh với những yếu tố ngoại sinh. Trong quá trình vận hành, những hệ hình cũ và mới thường xen gối, chồng lấn lên nhau, tạo nên những thời đoạn đan xen giao thời quá độ. Tuy nhiên, ở những thời đoạn thịnh đạt, hệ hình đã hỗn dung tích hợp được một cách khá nhuần nhuyễn những yếu tố khác lạ, tương phản nhau, tạo thành một bản sắc riêng biệt của cộng đồng mang tính dân tộc.
Link mua sách (Giá: 169.150đ – đã giảm 15%): https://book365.vn/sach/9085_lich-su-va-van-hoa-viet.html
10. Nam Bộ - Đất và Người (Tập 12)
Đây là công trình định kỳ hằng năm của Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, là công trình tập hợp các bài nghiên cứu của các tác giả là hội viên, nhà nghiên cứu... về các vấn đề lịch sử - văn hoá Nam Bộ. Cũng như những tập xuất bản trước, Ban Biên tập đã phân loại 42 bài nghiên cứu thành hai nhóm chủ đề: Những vấn đề lịch sử - văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh và Những vấn đề lịch sử - văn hoá Nam Bộ.
Link mua sách (Giá: 169.150đ – đã giảm 15%): https://book365.vn/sach/1140276_nam-bo-dat-va-nguoi.html
11. Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt
Trong tác phẩm này, Léopold Cadière đã nghiên cứu văn hóa Việt Nam với các nội dung:
- Tập 1: Tôn giáo người Việt; đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật ở Việt Nam; Gia đình và tôn giáo người Việt; Tế Nam giao; Lăng mộ người Việt vùng phụ cận Huế; Lăng Gia Long; Tang lễ vua Gia Long; Về một vài sự kiện tôn giáo hoặc ma thuật ghi nhận được một mùa dịch tả ở Việt Nam.
- Tập 2: Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt vùng phụ cận Huế; Phép dưỡng nhi ma thuật ở Việt Nam; Tín ngưỡng và ngạn ngữ dân gian vùn thung lũng Nguồn Son, tỉnh Quảng Bình (Trung Việt); Phong tục dân gian tại thung lũng Nguồn Son; Thần Kinh.
- Tập 3: Triết lý dân gian người Việt: Vũ trụ quan; Triết lý dân gian người Việt: Nhân sinh quan; Nghệ thuật Huế; Người Việt: Dân tộc – Ngôn ngữ; Một vài quy luật tu duy nơi người Việt, xét từ ngôn ngữ của họ; Một vài chỉ dẫn thiết thực dành cho các vị thừa sai khi giảng đạo.
Link mua sách (Giá: 689.250đ - đã giảm 25%): https://book365.vn/sach/587157_van-hoa-tin-nguong-va-thuc.html
Ngoài ra, trên sàn Book365 còn rất nhiều sách hay, sách giảm giá khác, kính mời quý bạn tham khảo!
Nếu gặp khó khăn trong việc tìm sách, quý bạn có thể liên hệ Book365 để được hỗ trợ:
Hotline: 0247.300.1369.
Email: book365@vivicorp.com
Fanpage: https://www.facebook.com/sachquocgiabook365