Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 một câu chuyện cuốn hút trước thời khắc lịch sử!
30.04.2023
“Lịch sử ghi lại quá khứ để đời sau phân giải và tìm phương thuốc cho tương lai. Hận thù thực ra là thuốc độc của cả người khoẻ và người yếu. Nó rất hữu hiệu giết chết kẻ mạnh nếu kéo dài sự tung hô chiến thắng”.
Dưới ngòi bút mộc mạc giản dị, lối hành văn khúc triết, sự trải nghiệm sâu rộng của người từng là phóng viên chiến tranh của Thông tấn xã Việt Nam, người đã lăn lội khắp các chiến trường miền Nam trước đây, với sự giúp đỡ của hàng trăm đầu tư liệu quý để lại trước giải phóng là lời tự thú của những người trong cuộc, mặc dù vẫn không tránh được những thiên kiến cá nhân trước thời khắc lịch sử quan trọng bậc nhất của đất nước, tác giả, nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh cũng đã phác họa được tương đối chân thực không khí của Sài gòn, thái độ của Hoa kỳ, hay một phần tâm trạng và số phận của những tướng lãnh, cũng như cuộc sống cá nhân xung quanh họ trước thời khắc kết thúc chiến tranh.
Điều quý giá nhất của cuốn sách là bên cạnh một câu chuyện tiểu thuyết hiện thực hấp dẫn người đọc, là những tư liệu vô cùng hiếm và chân thực, là những bức thư gửi, điện đàm, kế hoạch tác chiến, những bài phát biểu của những nhân vật đình đám một thời, và những tư liệu quý giá khác được đính kèm tại phụ lục của sách. Đây là những tư liệu thật, sống động và rất có giá trị lịch sử và nghiên cứu.
Trích đoạn!
“Thiệu sống cô độc – đêm nay cũng vậy. Trước bước ngoặt của chiến tranh với những hiểm hoạ không thể lường, từ chập tối, Thiệu thu lu trong góc phòng toan tính một mình. Thiệu không tin bất cứ ai. Lúc nào Thiệu cũng nơm nớp lo sợ bị giết, bị lật đổ bởi cuộc đảo chính của các tướng lĩnh, mặc dù tư lệnh ở cả bốn vùng chiến thuật đều một tay của Thiệu trực tiếp bổ nhiệm phòng làm việc riêng của Thiệu đầy những con số, bản đồ và máy điện thoại.
Đại tá Lensdale là người đồng thời của cả bộ quốc phòng CIA và bộ ngoại giao Mỹ đã cho lắp thiết bị này từ năm 1955. Hệ thống này đi song song và hoàn toàn không phụ thuộc vào hệ thống thông tin liên lạc của Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Nó ngày càng được hoàn chỉnh qua thời gian và tới những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, đã trở thành một hệ thống thông tin cực kỳ hiện đại. Nhờ nó mà bất cứ lúc nào Thiệu cũng có thể nói chuyện trực tiếp với tư lệnh các quân khu, quân đoàn và sư đoàn ở bốn vùng chiến thuật. 12 giờ đêm. Tiếng chuông cuối cùng của nhà thờ đức bà chìm sâu trong màn đêm, trùm phủ thành phố trong cơn dông lớn từ chập tối. Thiệu cứ ngồi lặng thinh như thế. Điếu thuốc đã cháy hết....” ( tổng thống Việt Nam Cộng Hoà).
Là một trong những tựa sách lịch sử tiêu biểu được giới thiệu bởi Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc gia Sự thật, “ biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” là cuốn sách nên đọc cho những ai muốn hiểu hơn về một thời kỳ đầy biến động của đất nước, một thời khắc đầy tang thương và huy hoàng! hoặc chí ít cũng là sự hoài niệm về một thời đã qua của những người từng trong cuộc!
Đi kèm cuốn sách là các tư liệu quý giá đính kèm tại phụ lục như sau:
+ Các nội dung điện hàm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi Nguyễn Văn Thiệu
+ Những bức thư của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà gửi Đại tướng George Brow
+ Các phiếu đệ trình Tổng thống Việt Nam Cộng hoà,
+ Các tài liệu nguyên bản đánh giá tình hình đến ngày 19/4/1975 của Đại sứ Martin gửi Nguyễn Văn Thiệu.
+ Các bài phát biểu của tổng thống và các tướng lãnh
...và nhiều tư liệu lịch sử quý báu khác.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về cuốn sách xin mời bạn đọc truy cập tại địa chỉ: https://book365.vn/sach/421991_bien-ban-chien-tranh-1-2-3-475.html
Nhân dịp kỷ niệm 30/4 và 01/5, cuốn sách đang được giới thiệu trong khuôn khổ Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam với mức trợ giá 20% từ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật cho độc giả cả nước.
Tất cả các đơn vận chuyển được ưu đãi 30% từ sàn sách Book365.vn
Trân trọng giới thiệu cùng Quý bạn!