Nguyễn Duy Cần (1907 - 1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng bậc nhất Việt Nam giai đoạn giữa thế kỷ 20 với những tác phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều thế hệ độc giả.
Book365 trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc 21 tác phẩm sách hay tiêu biểu của tác giả Nguyễn Duy Cần theo những chủ đề: Tự học, Rèn luyện bản thân và thuật đối nhân xử thế, Đạo học, Kinh Dịch.
Chủ đề Tự học
1. Óc sáng suốt (1952)
Thông qua cuốn sách này, tác giả hướng dẫn cho người đọc những phương pháp để rèn luyện cho mình một bộ óc minh mẫn và sáng suốt, tư duy có hiệu quả để thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách này xuất bản lần đầu tiên cách đây hơn nửa thế kỷ (1952), dù đã trải qua một thời gian rất dài nhưng giá trị tư tưởng của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay.
Trích dẫn từ sách: “Quan sát, tức là biết lựa chọn những cảm giác nào có ích cho ta, những cái vô ích đều phải biết bỏ ra ngoài vòng của trí thức. Nếu bất kỳ cảm giác nào cũng nhận thức cả, thì chỉ làm cho tâm trí ta càng thêm hỗn độn mịt mờ.”
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421593_ts-thu-giang-oc-sang-suot.html
2. Thuật tư tưởng (1953)
Cuốn sách dành cho giới trẻ hướng dẫn các phương pháp suy luận, phân tích giúp người đọc có thể phán đoán một cách chính xác, logic theo tinh thần khoa học. Vì tư tưởng mà sai thì mọi lý luận và học hỏi đi theo phía sau nó cũng sẽ sai theo nên tập suy nghĩ cho đúng đắn là một việc làm tối cần thiết trước khi đi vào một học hỏi nghiên cứu nào, suy nghĩ, tư tưởng là một tiền đề tối quan trọng cần phải hiểu biết và rèn luyện trước tiên.
Trích dẫn từ sách: “Trong đời sống hằng ngày, bất kỳ là một cái tin gì mà kẻ khác đem cho ta, ta cần phải đem nó ra mà phê bình một cách gắt gao mới được, nhất là những câu chuyện thiên hạ đồn đãi, hoặc những tin tức lượm lặt của báo chí đưa đến cho ta…”.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421595_ts-thu-giang-thuat-tu-tuong.html
3. Tôi tự học (1959)
Cuốn sách đề cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp. Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421609_ts-thu-giang-toi-tu-hoc.html
4. Để thành nhà văn (1968)
Cuốn sách hướng dẫn người đọc cách trở thành nhà văn, không chỉ giỏi về kỹ thuật viết mà còn về nhân cách, tinh thần của một nhà văn chân chính. Qua cuốn sách này, tác giả đã trao đổi với bạn đọc một cách chân tình những kinh nghiệm và bí quyết để trở thành nhà văn, nhà phê bình văn học đứng đắn và xứng đáng với tên gọi của nó.
Mua sách tại:https://book365.vn/sach/1071915_ts-thu-giang-de-thanh-nha.html
Chủ đề Rèn luyện bản thân và Thuật đối nhân xử thế
1. Thuật xử thế của người xưa (1954)
Thông qua những điển tích Trung Hoa để rút ra những bài học uyên thâm và đầy ngụ ý, nhằm hướng người đọc đến những giá trị chân thiện mỹ, góp phần giáo dục đạo đức lối sống của thanh niên - một cuốn sách phát triển bản thân hay dành cho giới trẻ. Trong xã hội hiện đại, con người mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên mất việc tu dưỡng đạo đức, lối sống. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì đạo đức xã hội lại càng băng hoại đi bấy nhiêu. Vì vậy, những câu chuyện trong Thuật xử thế của người xưa tuy đã trải qua hàng vạn năm nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị đức dục. Cuốn sách góp phần định hướng người đọc đến các giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống.
Trích dẫn từ sách: “Cái ghét nhất của người đàn bà đẹp, là có người đẹp hơn mình… Cái ghét nhất của người thông minh, là có người thông minh hơn mình. “Người ta chịu thích học văn hay mà không thích gần người viết văn hay…”. Cái đó mình cũng có thể hiểu được. Và hiểu được bấy nhiêu là hiểu được rất nhiều cái đạo xử thế”.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421599_ts-thu-giang-thuat-xu-the.html
2. Cái dũng của Thánh nhân (1951)
Quan niệm cái “Dũng” của tác giả Thu Giang không phải là cái dũng cơ bắp, cái dũng sức mạnh hay cái dũng thấy chuyện bất bình giữa đường ra tay nghĩa hiệp. Cái dũng của thánh nhân đề cập ở đây là cái dũng về sự chiến thắng bản thân, chiến thắng sự nhỏ nhen ích kỷ để mong cầu một cái dũng thật sự mạnh mẽ xuất phát từ nội tâm, ái dũng siêu thoát khỏi những ràng buộc yếu hèn với thế giới vật chất. Cái dũng ở đây bàn đến cách ứng xử của con người trong xã hội và các phương pháp tu dưỡng để đạt đến một tinh thần điềm đạm, an nhiên trước mọi hoàn cảnh khó khăn sóng gió của cuộc đời. Nội dung của nó không chỉ kể về những câu chuyện kể về sự dũng cảm của người xưa mà còn bàn phương pháp cụ thể để rèn luyện đến một tinh thần điềm đạm. Do đó, cuốn cẩm nang này cần được đem ứng dụng vào chính bản thân mỗi người và đời sống hàng ngày.
Trích dẫn từ sách: “Nếu ai cũng biết thản nhiên đối với sự vật, bình tâm mà xét thì sẽ thấy trăm việc đến với mình, chín mươi việc không đáng bận lòng chút nào cả”.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/1161503_ts-thu-giang-cai-dung-cua.html
3. Thuật Yêu đương (1961)
Thông thường các nhà văn đều có những sáng tác hay về tình yêu trong lứa tuổi thanh xuân, vì sao một học giả nổi tiếng như Nguyễn Duy Cần lại viết và xuất bản một cuốn sách về tình yêu khi tuổi đã xế chiều, và vì sao ông lại chọn tình yêu làm chủ đề cho một cuốn sách của mình? Câu trả lời giản dị là: Chỉ có thời gian mới làm cho con người hiểu được sự sâu sắc của tình yêu.
Đi sâu vào cuốn sách, ta nhận ra được cách tác giả tiếp cận với đề tài tình yêu hoàn toàn mới mẻ. Đó là cái nhìn của một con người đã sống hơn nửa đời mình với biết bao thăng trầm, biến động của xã hội, đã trải nghiệm hết mọi cung bậc xúc cảm buồn giận thương vui trong đời.
Trích dẫn từ sách: “Người đàn ông tìm vợ để làm một người bạn tâm phúc, còn người đàn bà thì tìm nơi người chồng một người bạn cố vấn để dìu dắt chỉ bảo họ.”
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421603_ts-thu-giang-thuat-yeu-duong.html
4. Một nghệ thuật sống (1960)
Cuốn sách nêu lên những quan niệm về cuộc sống và cách sống: sống là gì, lẽ sống của con người, nhận biết chân giá trị của sự vật, hành động để giải thoát…Tác giả không tập trung khai thác, phân tích tâm lý con người như những sách nghệ thuật sống, rèn luyện nhân cách phổ biến hiện nay. Ông cũng không lên gân, dạy dỗ phải làm điều này điều nọ để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Tác giả hướng người đọc đến việc nhận thức được giá trị sự vật như nó vốn có, hiểu được bản ngã của mình để hành động phù hợp với hoàn cảnh.
Trích dẫn từ sách: "Sống, tức là chiến đấu. Chiến đấu với ngoại cảnh, với những gì có thể làm trở ngại cho đời sống tự do theo bản tánh của mình. Chiến đấu với nội tâm để tìm lại cái quân bình của Tâm Trí. Sống tức là tìm kiếm, suy xét cho ra thế nào là cái lẽ sống chân thật của ta, và thế nào là cái chân giá trị của sự vật bên mình. Vậy, bước đầu tiên trên con đường tìm cái sống của mình là phải luôn luôn hữu tâm, thật hữu tâm trong từng mảnh mún hành vi của mình hằng ngày, nghĩa là đừng sống vô tâm như bộ máy nữa.”
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421591_ts-thu-giang-mot-nghe-thuat.html
Chủ đề Đạo
1. Nhập môn Triết học Đông phương (1971)
Nhập môn triết học Đông phương không phải là một cuốn sách giáo khoa về triết học. Ở đây, học giả Nguyễn Duy Cần bàn về những điểm đặc sắc và cốt lõi của triết học phương Đông: về khái niệm âm dương, triết học Phật – Lão – Trang. Trong sách, Nguyễn Duy Cần đề cao triết học nhất nguyên, coi những sự đối lập là bề mặt và bề trái của một chỉnh thể thống nhất. Đọc Nhập môn triết học Đông phương, ta nhìn thấy được một khía cạnh khác ít gai góc và khô khan hơn của triết học cũng như tìm thấy được vẻ đẹp muôn màu của triết học Đông phương.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/1071911_ts-thu-giang-nhap-mon-triet.html
2. Tinh hoa Đạo học Đông phương (1972)
Cuốn sách bàn về các hệ thống triết học Dịch, Lão – Trang và Phật, nêu bật lên được những giá trị tinh hoa cốt lõi của các hệ thống triết học và Đạo học phương Đông, cũng như thời kỳ hoàng kim và những giai đoạn lịch sử của triết học Đông phương. Tác giả Nguyễn Duy Cần viết cuốn sách nhằm mục tiêu xây dựng con người mới trên nền tảng tư tưởng triết học phi nhị nguyên, làm sáng tỏ những giá trị tinh túy của nền Đạo học và triết học Đông phương.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421601_ts-thu-giang-tinh-hoa-dao.html
3. Văn minh Tây phương và Đông phương (1957)
Cuốn sách nghiên cứu về những đặc tính của hai nền văn minh của nhân loại là Đông phương và Tây phương. Văn minh của Đông phương là văn minh “phẩm”, còn văn minh của Tây phương là văn minh “lượng”. Văn minh phương Đông thiên về Đạo học còn văn minh Tây phương thiên về Khoa học. Nhưng, tuy khác nhau xa về phương pháp nghiên cứu nhưng văn minh nhân loại là nền văn minh dung hòa cả hai bên, bao gồm cả phương Đông và phương Tây, cả hai thực chất là một khối trong văn minh chung của nhân loại. Nên tác giả thu Giang cho rằng tuy hai mà một, tuy một mà hai, là hai mặt của một vấn đề, không nên tách rời mà cũng không thể tách rời. Tác giả đề xuất một sự dung hòa cần thiết giữa văn minh Đông và Tây phương để lấp lại thế quân bình hầu mang lại hạnh phúc cho nhân loại trên thế giới.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/1148453_ts-thu-giang-van-minh-dong.html
4. Cái cười của Thánh nhân (1970)
Không chỉ là một quyển biên khảo về văn chương u mặc phương Đông, mà còn hàm chứa trong nó những giá trị nhân văn. Những câu chuyện cổ, những bài văn u mặc trong quyển sách cho ta thấy cuộc đời dưới một lăng kính khác hài hước hơn, thú vị hơn và sâu sắc hơn. Một cuốn sách không chỉ để mua vui mà còn khiến người đọc phải suy ngẫm.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/1071909_ts-thu-giang-cai-cuoi-cua.html
5. Lão Tử Đạo đức Kinh (1960) (dịch)
Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dịch và bình chú về cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nhờ những cách hiểu và khám phá mới mẻ của mỗi nhà nghiên cứu mà nội dung quyển Đạo Đức Kinh ngày càng trở nên phong phú và nhiều màu sắc. Lão Tử Đạo Đức Kinh được học giả Nguyễn Duy Cần dịch trực tiếp từ bản gốc tiếng Trung Quốc, có kèm theo phần chú giải để độc giả tiện theo dõi.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/1071634_ts-thu-giang-lao-tu-dao.html
6. Lão Tử tinh hoa (1963)
"Lão Tử tinh hoa" là cuốn sách bàn rộng ra về những nội dung cốt lõi của Đạo Đức Kinh.
“Ông (Lão Tử) chỉ viết có một quyển rất vắn tắt: ĐẠO ĐỨC KINH. Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này” - lời tựa của tác giả Nguyễn Duy Cần.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421589_ts-thu-giang-lao-tu-tinh-hoa.html
7. Trang Tử tinh hoa (1956)
Cuốn sách trình bày những hệ thống tư tưởng cốt lõi của triết lý Đạo học Đông phương. Ngòi bút của dịch giả Nguyễn Duy Cần càng làm sáng rõ hơn những ý nghĩa thâm sâu vi diệu mà Trang Tử muốn truyền đến người đọc.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421611_ts-thu-giang-trang-tu-tinh.html
8. Trang Tử Nam hoa kinh (1963) (dịch)
Đây là tác phẩm dịch và bình chú Nam Hoa Kinh của Trang Tử rõ ràng, mạch lạc được mọi giới công nhận là bản dịch tốt từ trước đến nay.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/1161519_ts-thu-giang-trang-tu-nam-hoa.html
9. Phật học tinh hoa (1965)
Đây là một cuốn sách dành cho những người bước đầu tìm hiểu Phật giáo. Có thể coi đây là một cuốn sách đại cương triết học Phật giáo hoặc nhập môn Phật học đều được.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421597_ts-thu-giang-phat-hoc-tinh.html
10. Toàn chân triết luận (1936)
Cuốn sách thể hiện những quan niệm triết học về vũ trụ, nhân sinh con người như tốt xấu, họa phúc, giàu nghèo dưới cái nhìn của Đạo học Đông phương.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421605_ts-thu-giang-toan-chan-triet.html
11. Thanh dạ Văn chung (1939)
Tác phẩm trình bày quan điểm học thuật Lão Trang cũng như triết học phương Đông của tác giả. Những khái niệm tốt xấu, họa phúc, hạnh phúc khổ đau, chung riêng được tác giả trình bày cô đọng với ngôn ngữ thuần chất nam bộ xưa.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421701_ts-thu-giang-thanh-da-van-chung.html
Chủ đề Kinh Dịch
1. Dịch học tinh hoa (1973)
Dịch học tinh hoa của Nguyễn Duy Cần trình bày những phần cốt lõi và tinh hoa nhất của tác phẩm Chu Dịch, giúp người đọc có hiểu biết căn bản từ thấp tới cao, cũng như những ứng dụng của Chu Dịch vào đời sống hiện đại.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/421587_ts-thu-giang-dich-hoc-tinh.html
2. Chu Dịch huyền giải (1975)
Cuốn sách trình bày ứng dụng kinh Dịch vào việc nhận định những hiện tượng xã hội trong thời hiện đại. Việc ứng dụng thuyết Tứ Tượng trong kinh Dịch để phân tích những hiện tượng xã hội diễn ra hàng ngày. Chu Dịch huyền giải là một tác phẩm “ứng dụng Dịch”, bổ sung vào tủ sách về Triết học phương Đông của tác giả Thu Giang nhằm giúp bạn đọc có được cái nhìn đầu tiên đúng đắn về ứng dụng Kinh Dịch vào quan sát xã hội, con người. Từ đó, mục đích cuốn sách nhằm giúp người đọc có thể đưa ra những phát đoán và dự báo đúng bản chất của sự vật phù hợp với tinh thần biện chứng Đông Phương. Xuyên suốt nội dung của cuốn sách Chu Dịch Huyền Giải là việc đưa ra lập luận sáng rõ và những cơ sở trong việc ứng dụng Nhất nguyên luận hay còn gọi chung là tinh thần của Đạo học.
Mua sách tại:
https://book365.vn/sach/1161516_ts-thu-giang-chu-dich-huyen.html
************
Nếu gặp khó khăn trong việc tìm sách, quý bạn có thể liên hệ Book365 để được hỗ trợ:
Hotline: 0247.300.1369
Email: book365@vivicorp.com
Fanpage: https://www.facebook.com/sachquocgiabook365