Chiến lược cốt lõi, tài chính, chiến lược bán hàng, nghệ thuật quản trị nhân sự…rất nhiều vấn đề và chủ điểm nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21 cần quan tâm. Áp lực của thay đổi và cạnh tranh đặt lên vai những nhà quản lý việc hoạch định và tìm ra những chiến lược đúng đắn. Hi vọng 5 cuốn sách dưới đây sẽ giúp quý bạn có thêm những “cách nhìn mới” những thông tin chiến lược cho việc hoạch định kinh doanh của mình.
1. Chiến lược mở rộng kinh doanh từ cốt lõi
Công ty thành công nào cũng có một chiến lược cốt lõi thành công. Nhưng nhu cầu, khả năng và kế hoạch phát triển đòi hỏi những công ty đó phải thực hiện nhiều hơn một chiến lược cốt lõi. Trong cuốn sách Chiến lược mở rộng kinh doanh từ cốt lõi, chiến lược gia Chris Zook đã tiết lộ cách để tăng lợi nhuận bằng việc tập trung và đạt được tiềm năng đầy đủ trong kinh doanh cốt lõi; đồng thời phác thảo một chiến lược mở rộng liên quan chặt chẽ đến công việc kinh doanh cốt lõi.
Đây là con đường tốt nhất cho sự phát triển mà không làm tổn hại đến những yếu tố trọng yếu của công ty. Đó có thể là dòng sản phẩm mới hoặc các kênh phân phối mới, những chiến lược này ít rủi ro hơn so với đa dạng hóa, đồng thời có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn, bởi nó bắt nguồn trực tiếp từ những gì công ty đã biết và làm tốt nhất.
"Cuốn sách giống như một cuốn sổ tay đào tạo dành cho mọi nhà điều hành đang phải đối mặt với giai đoạn và những sự lựa chọn khó khăn."
2. Trí Tuệ Tài Chính Dành Cho Nhà Quản Lý Nhân Sự - Financial Intelligence
Trí tuệ tài chính được coi là cuốn sách kinh doanh có “những hướng dẫn hay nhất, rõ ràng nhất về các con số”. Với những người ra quyết định mà không có chuyên môn về tài chính thì Trí tuệ tài chính chính là cuốn sách gối đầu không thể bỏ qua.
Financial Intelligence – Trí tuệ tài chính ngay từ khi ra đời đã trở thành cuốn sách ưa thích của những nhà quản lý cần trang bị kiến thức về các con số bởi nó giúp họ hiểu được không chỉ ý nghĩa của các con số mà còn lý do tại sao chúng lại quan trọng. Cuốn sách tư duy này chứa đựng những thông tin cập nhật nhất cùng các kiến thức cơ bản về tài chính, từ đó dạy cho nhà quản lý biết cách sử dụng những dữ liệu tài chính để điều hành doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, nó cũng nêu lên những vấn đề đang có vai trò ngày càng quan trọng trong những năm gần đây như các lo ngại về khủng hoảng tài chính và tình trạng thiếu kiến thức về kế toán và tài chính trên diện rộng.
Dễ đọc, dễ hiểu, và chứa đầy những câu chuyện thú vị về các công ty trong thực tế, cuốn sách Trí tuệ tài chính sẽ trao cho những nhà quản lý phi tài chính sự tự tin để hiểu được những bí ẩn nằm phía sau những con số và giúp họ đưa hoạt động hàng ngày lên một tầm cao mới.
3. Blue Ocean Strategy - Chiến Lược Đại Dương Xanh (Bìa Cứng)
Chiến lược đại dương xanh là gì? Các tác giả đã giải thích bằng cách so sánh với chiến lược đại dương đỏ, tức là lối suy nghĩ truyền thống thông thường:
1. Đừng cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại. Hãy tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
2. Đừng đánh bại đối thủ cạnh tranh. Hãy làm cho cạnh tranh trở nên cần thiết.
3. Đừng khai thác tiếp các nhu cầu hiện có. Hãy tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
4. Đừng cố gắng cân bằng giá trị/chi phí. Hãy phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí.
5. Đừng đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp. Hãy đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.
Bản chất của Chiến lược đại dương xanh là nâng cao về giá trị đi kèm với sự tiện lợi, giá cả thấp và giảm chi phí. Nó buộc các công ty phải có bước nhảy vọt về giá trị, mang lại sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị cho cả người mua và chính họ.
“Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ không còn thấy việc cạnh tranh khó khăn như trước nữa. Kim và Maulborgne đã xây dựng hết sức thuyết phục một mô hình áp dụng các chiến lược theo phương pháp sáng tạo, thay vì phương pháp giành giật thị trường như các lý truyết trước đây. Chỉ riêng việc họ nhấn mạnh vào hoạt động cải tiến giá trị và cam kết vì lợi ích của nhà đầu tư cũng đã đủ để khiến Chiến lược đại dương xanh trở thành cuốn sách kinh doanh mà mọi giám đốc điều hành cũng như mọi sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cần phải đọc.” (Carlos Ghosn, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám Đốc Diều Hành Công ty Nissan Motor).
Đây sẽ là cuống sách kinh tế khiến bạn phải tự hỏi lại mình về mọi thứ mà bạn biết về điều kiện để có được những thành công chiến lược, bởi vì, trong đó W. Chan Kim và Renée Mauborgne đã chỉ ra rằng, trong khi hầu hết các công ty đều cạnh tranh với nhau trong những “đại dương đỏ” hạn hẹp như vậy, thì chiến lược cạnh tranh đối đầu ngày càng không thể tạo ra sự tăng trưởng có lợi nhuận trong tương lai.
4. Những gã khổng lồ Trung Quốc: Alibaba, Xiaomi, Tencent và các doanh nghiệp khác đang thay đổi luật chơi như thế nào?
- Điều gì điều khiển các doanh nhân Trung Quốc? Danh tiếng cá nhân và sự giàu có – hay nhiệm vụ về việc đem lại niềm tự hào quốc gia và những thành tựu chung cho toàn xã hội?
- Làm sao các công ty này có thể phát triển nhanh như vậy? Trong năm 2005, Lenovo chỉ bán một mặt hàng thuộc phân khúc máy tính cá nhân cho duy nhất một thị trường là Trung Quốc. Ngày nay, không chỉ là công ty bán PC lớn nhất thế giới, họ còn là công ty bán điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới.
- Văn hóa Trung Quốc đã hình thành nên các chiến lược và phép dụng binh của các doanh nhân như thế nào? Liệu những nhà lãnh đạo từ bên ngoài có thể bắt chước những gì người Trung Quốc đang làm không?
- Liệu các nhà tư bản có thật sự phát triển trong một hệ thống xã hội chủ nghĩa? Làm cách nào để Pony Ma của Tencent có thể vừa là một thành viên trong Quốc hội Trung Quốc, vừa vận hành một công ty thống trị mảng game trực tuyến và tin nhắn?
- Trung Quốc có tác động thế nào đến phần còn lại của thế giới khi các công ty tư nhân của họ xâm nhập thị trường mới, thâu tóm các công ty nước ngoài, và đe dọa đến các công ty đang hoạt động ở vô số các ngành công nghiệp khác?
Mục lục:
Điều gì cũng có thể
Rộng mở
Làm hay là chết
Ra khơi
Thay đổi trung quốc
Phản ứng phù hợp
Mảnh đất của những cơ hội
5. Ứng dụng chiến lược quân sự trong kinh doanh
Có một câu ngạn ngữ không ai không biết: “Thương trường là chiến trường.” Những vị tướng chỉ huy ngoài mặt trận cũng là những nhà lãnh đạo tài ba. Bởi vậy, những nguyên tắc cốt lõi của việc điều binh khiển tướng cũng có thể áp dụng vào kinh doanh. Nhà tư tưởng Virender Kapoor đã nghiền ngẫm cuốn Binh pháp Tôn Tử cùng lịch sử chiến tranh cận đại và hiện đại để rút ra 14 chiến lược quân sự có thể áp dụng trong kinh doanh cũng như mọi mặt của cuộc sống. Các nhà lãnh đạo, quản lý sẽ tìm thấy những chiến lược này trong cuốn sách Ứng dụng chiến lược quân sự trong kinh doanh.
Trích đoạn trong sách:
“Ứng biến là làm một việc nhưng không lên kế hoạch trước. Đó có thể là một bài phát biểu ngẫu hứng hoặc việc ghép hai cái giường đơn thành một giường đôi nếu tình huống yêu cầu.
Ứng biến có thể xảy ra gần như trong mọi mặt của đời sống cá nhân hoặc công việc của chúng ta. Ta phải ứng biến để giải quyết một vấn đề xảy ra bất ngờ cần được xử lý ngay. Chẳng hạn, nếu ai đó gặp tai nạn trên đường và bị gãy xương mà không có hỗ trợ y tế, ta có thể cố định phần cơ thể bị thương bằng nẹp gỗ cho đến khi người bị thương được đưa tới bệnh viện. Cách giải quyết tạm thời này là đủ để ngăn chấn thương diễn biến nghiêm trọng hơn và giúp người bệnh dễ chịu hơn cũng như làm giảm cơn đau. Đó chính là ứng biến…”